Đằng sau con số 22.000 gói thầu áp dụng đấu thầu điện tử

Ngọc Hà 08/08/2018 06:58

Mặc dù, đã có 22.000 gói thầu áp dụng đấu thầu điện tử, tuy nhiên, vẫn có những bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp chưa triển khai bất kỳ gói thầu qua mạng nào.

Đấu thầu qua mạng đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực.

Đấu thầu qua mạng đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực. (Ảnh minh hoạ, nguồn: Internet).

Kết quả thực hiện đấu thầu qua mạng (ĐTQM) 6 tháng đầu năm cho kết quả, số gói tầu áp dụng đấu thầu qua mạng lên tới 6.100 gói, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2017 là 3.300 gói. Trong đó, các gói mua sắm hàng hoá chiếm số lượng nhiều nhất với gần 3000 gói. Với tốc độ tăng trưởng này, dự báo số lượng gói thầu qua mạng tính đến cuối năm 2018 sẽ tăng gấp 2,3 lần so với năm 2017.

Sức bật từ Thông tư 04/2017

Dự báo này được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích đó là Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành có hiệu lực từ 01/03/2018 với nhiều điểm đột phá. Thông tư này được đánh giá là đã khắc phục được những khó khăn, bất cập trong quá trình lựa chọn nhà thầu qua mạng trước đây như không có hồ sơ mời thầu qua mạng trong lĩnh vực xây lắp, tư vấn, và phí tư vấn.

Những điểm đột phá của Thông tư 04 này có thể kể đến việc mở rộng phạm vi đấu thầu qua mạng bao gồm cả các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá trị cao, áp dụng hình thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, và tối ưu hóa quy trình lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Ngoài ra, Thông tư 04 đã cắt giảm phần lớn các thủ tục hành chính và văn bản giấy tối đa với 07 mẫu hồ sơ mời thầu dạng webform.

Một điểm nhấn khác cho thấy sự chuyển biến tích cực trong triển khai thực hiện ĐTQM là tổng giá trị gói thầu áp dụng đấu thầu điện tử trong 6 tháng đầu năm 2018 là 18.000 tỷ đồng, cao gấp 2 lần so với năm 2017 là 9.000 tỷ đồng. Gói thầu có giá trị lớn nhất thực hiện thành công trên hệ thống có giá trị 194 tỷ đồng. Tính đến tháng 7/2018, đã có hơn 22.000 gói thầu áp dụng đấu thầu điện tử trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

  • Nguy cơ từ hợp tác với doanh nghiệp FDI trong đầu tư sản xuất giấy tái chế

    Nguy cơ từ hợp tác với doanh nghiệp FDI trong đầu tư sản xuất giấy tái chế

    05:50, 07/08/2018

  • Ngành công nghiệp sản xuất giấy: Thách thức “nhãn tiền”

    Ngành công nghiệp sản xuất giấy: Thách thức “nhãn tiền”

    06:00, 06/08/2018

  • Hàng trăm triệu USD đầu tư vào dự án liên kết giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc

    Hàng trăm triệu USD đầu tư vào dự án liên kết giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc

    06:30, 04/08/2018

  • Đảm bảo cơ hội đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam bằng cách nào?

    Đảm bảo cơ hội đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam bằng cách nào?

    03:37, 02/08/2018

  • Vì sao nhà đầu tư tư nhân chưa mặn mà với hạ tầng đường sắt?

    Vì sao nhà đầu tư tư nhân chưa mặn mà với hạ tầng đường sắt?

    06:30, 03/08/2018

Muôn màu các lý do

Tuy nhiên, điều đáng nói, bên cạnh việc các tỉnh triển khai tích cực thì kết quả công tác đấu thầu năm 2017 của rất nhiều bộ, ngành, địa phương cũng chỉ ra, số lượng gói thầu áp dụng ĐTQM rất ít ỏi. Thậm chí có nhiều địa phương, bộ ngành cho biết vẫn chưa triển khai bất kỳ gói thầu nào như: tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Ninh Bình, tỉnh Lai Châu, tỉnh Hải Dương, tỉnh Bạc Liêu, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam…

Theo quy định, năm 2016 phải thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng tối thiểu 20% số lượng các gói thầu chào hàng cạnh tranh, 10% số lượng các gói thầu quy mô nhỏ đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế… Số lượng gói thầu phải thực hiện ĐTQM theo lộ trình quy định còn tăng cao hơn trong năm 2017.

Lý giải một trong những nguyên nhân khiến cho việc ĐTQM vẫn còn mới mẻ, Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương cho biết, hạ tầng và kiến thức, kỹ năng về áp dụng công nghệ thông tin của các chủ đầu tư, bên mời thầu, đặc biệt là các nhà thầu, còn hạn chế. Vì vậy, việc tiếp cận, sử dụng Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia rất khó khăn, nên trong năm 2017, Hải Dương vẫn chưa có gói thầu nào được tổ chức ĐTQM.

Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải thì cho rằng, trong năm 2017, việc lựa chọn nhà thầu qua mạng chưa được áp dụng rộng rãi trong ngành này do tính chất đặc thù của các gói thầu thường có dung lượng hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu lớn, gặp khó khăn trong việc đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Như vậy, những nguyên nhân được chỉ ra là muôn màu, tuy nhiên có những doanh nghiệp, địa phương đã thực hiện hoạt động ĐTQM là rất tốt, điều này cho thấy, ĐTQM không phải là “nhiệm vụ bất khả thi” mà dường như cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các bên liên quan, bằng việc đặt lợi ích chung và sự minh bạch lên hàng đầu.

Tính đến nay, hệ thống ĐTQM đã qua 6 năm thử nghiệm và 2 năm hoạt động chính thức, bên cạnh việc đã phần nào đáp ứng được nhu cầu giao dịch của các cơ quan, doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển luôn đi kèm với những yêu cầu cao hơn về tính năng vận hành và khả năng bảo mật. Nhất là khi có sự tham gia của nhiều bên, hệ thống mạng đấu thầu quốc gia càng cần phải được đầu tư bài bản về công nghệ và nội dung để phát huy tối đa tiềm năng đối với công tác đầu tư, mua sắm công, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Ngọc Hà