Đầu tư nhà máy sản xuất giấy được xem như một trong những giải pháp khắc phục việc thiếu nguyên liệu và giá bột giấy đang có xu hướng ngày càng leo thang.
Dự kiến, thời gian tới giá nguyên liệu cho ngành giấy sẽ tiếp tục xu hướng tăng do nguồn nguyên liệu để sản xuất giấy vẫn thiếu hụt và phụ thuộc vào nhập khẩu. Điều này được thể hiện trực tiếp về giá giấy in báo dự kiến sẽ vượt ngưỡng trên 20 triệu đồng/tấn so với mức giá bình quân 18,5 – 18,7 triệu đồng/tấn như hiện nay.
Doanh nghiệp kiến nghị
Có cơ sở để nói rằng, việc triển khai đầu tư vào các nhà máy sản xuất giấy được cho là một trong những giải pháp nhằm hạn chế và tiến tới làm chủ nguyên liện sản xuất bột giấy trong ngành giấy đó là một trong những kiến nghị của Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam (VPPA). Theo đó, VPPA cho rằng, để chủ động được nguồn nguyên liệu và hạn chế nhập khẩu, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đầu tư vào hoạt động sản xuất bột giấy. Trong đó, có thể kể đến việc tiếp cận vốn để đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại đồng bộ, tạo điều kiện cho vay vốn đầu tư tín dụng, vốn ODA để phát triển vùng nguyên liệu, cung cấp ổn định nguồn nguyên liệu cho các nhà máy...
Liên quan đến hoạt động đầu tư trong ngành giấy, mới đây nhất phải kể đến việc UBND tỉnh Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư cho Dự án Nhà máy Tái chế giấy thải làm nguyên liệu sản xuất bao bì carton, cụ thể là sản xuất giấy tạo lớp giữa của bao bì carton, có tổng vốn đầu tư gần 109 tỷ đồng. Được biết, quy mô dự án này là sản xuất 72.000 tấn sản phẩm mỗi năm. Dự kiến, địa điểm xây Nhà máy là Lô CN3 trong Cụm công nghiệp Ba Hàng, xã Nam Đồng, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Theo dự kiến, dự án sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động trong 24 tháng. Thời hạn hoạt động của dự án là 25 năm, trả tiền thuê đất hàng năm cho toàn bộ diện tích đất thực hiện dự án là 16.046 m2. Để đảm bảo việc thực hiện dự án, Nhà đầu tư thực hiện nộp tiền ký quỹ với số tiền là hơn 3,267 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
06:30, 04/08/2018
06:30, 03/08/2018
03:37, 02/08/2018
03:14, 01/08/2018
17:24, 31/07/2018
05:43, 31/07/2018
Có lẽ không chỉ trong ngành sản xuất giấy, mà ngành sản xuất nhựa, ngành dệt may… đều thiếu nguyên liệu để sản xuất. Việc thiếu nguyên liệu khiến doanh nghiệp chịu cảnh không làm chủ được giá nguyên liệu dẫn tới giá thành phẩm cao có lẽ không còn xa lạ. Tuy nhiên, để làm chủ nguồn nguyên liệu trong những ngày này không hề dễ, bởi bài học “nhãn tiền” về ô nhiễm môi trường.
Được biết, ngành sản xuất giấy là một trong những ngành đứng đầu bảng về ô nhiễm theo xếp loại của CCCP, hơn cả công nghiệp khai khoáng, bởi phải khai thác các nguồn xenlulo tự nhiên (rừng), sử dụng nhiều chất tẩy trong quá trình sản xuất và đặc biệt việc tái chế giấy càng thải ra nhiều chất độc hại, rất nguy hiểm.
Chính vì vậy, ngay tại Trung Quốc đã cấm nhập 24 loại "phế liệu", trong đó có một số loại nhựa phế thải và giấy chưa phân loại. Sau nhiều năm cho phép nhập khẩu nhiều loại phế thải để tái chế, Trung Quốc nhận thấy rằng lợi ích kinh tế mang lại chỉ là một phần nhỏ, không đủ bù đắp cho thiệt hại môi trường. Sau khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm, các doanh nghiệp nước này rất muốn đầu tư tại các nước khác ở lĩnh vực công nghiệp tái chế, trong đó có nhà máy giấy và nhựa.
Theo đó, có một số lý giải cho rằng, chính lý do này đã khiến các nhà đầu tư Trung Quốc đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư vào ngành giấy bằng cách hợp tác với doanh nghiệp nội để sản xuất bột giấy.
Ví dụ có thể kế đến Tập đoàn Giấy Cửu Long (Quảng Đông, Trung Quốc) mong muốn đầu tư nhà máy giấy và bột giấy tại KCN Nam Đình Vũ với trị giá đầu tư khoảng 800 triệu USD hồi đầu tháng 7 vừa qua. Tuy nhiên, chỉ sau đó vài ngày, Bí thư thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành cho biết: Thành ủy sẽ từ chối dự án nhà máy giấy Cửu Long – Trung Quốc vì sợ ảnh hướng xấu đến môi trường.
Kỳ II: Ngành giấy sẽ làm gì để vừa làm chủ nguyên liệu và dung hoà yếu tố môi trường?