Đầu tư vào nông nghiệp: Doanh nghiệp đang mong muốn điều gì?

Ngọc Hà 10/08/2018 05:56

Mặc dù, đã có nhiều cơ chế để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, tuy nhiên dường như các chính sách này lại chưa “trúng” với mong muốn, nhu cầu của doanh nghiệp.

Nói như vậy là bởi, tại “Hội nghị triển khai chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn” được tổ chức mới đây, các doanh nghiệp cho rằng, nhìn chung Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và dự thảo lần 4 thông tư hướng dẫn Nghị định này khá rõ ràng và chi tiết. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý, theo các doanh nghiệp, mặc dù Nghị định và thông tư có “đẹp” đến đâu mà không đi được vào thực tiễn thì cũng không còn ý nghĩa.

Mở ra nhiều cơ chế

NĐ

Nghị định 57/2018/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ tạo ra một “cú hích” có tính lan toả mạnh mẽ để doanh nghiệp hướng dòng vốn đầu tư của mình vào nông nghiệp. (Ảnh minh hoạ)

Nghị định 57/2018/NĐ-CP được kỳ vọng sẽ tạo ra một “cú hích” có tính lan toả mạnh mẽ để doanh nghiệp hướng dòng vốn đầu tư của mình vào nông nghiệp với nhiều điểm nổi bật so với Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, trước đây.

Trước tiên, phải kể đến các điểm mới như, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận có thời hạn lâu dài với đất đai, phù hợp với các quyền sử dụng hợp pháp của nhà đầu tư. Bên cạnh đó cũng nhấn mạnh việc tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án.

Ngoài ra, cũng phải kể đến quy định xây dựng cơ chế khuyến khích mạnh mẽ hơn các nhà đầu tư tham gia xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Trong đó, nhằm hạn chế và triệt tiêu tính rủi ro trong hoạt động đầu tư vào nông nghiệp, Nghị định 57 đã quy định trong trường hợp các cá nhân, doanh nghiệp tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn có ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường được hỗ trợ 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.

Như vậy, nhìn ở góc độ hành lang pháp lý và cơ chế khuyến khích đầu tư nghị định rõ ràng “rất đẹp” như cách doanh nghiệp đã ví von.

Có thể bạn quan tâm

  • Đằng sau con số 22.000 gói thầu áp dụng đấu thầu điện tử

    Đằng sau con số 22.000 gói thầu áp dụng đấu thầu điện tử

    06:58, 08/08/2018

  • Nguy cơ từ hợp tác với doanh nghiệp FDI trong đầu tư sản xuất giấy tái chế

    Nguy cơ từ hợp tác với doanh nghiệp FDI trong đầu tư sản xuất giấy tái chế

    05:50, 07/08/2018

  • Ngành công nghiệp sản xuất giấy: Thách thức “nhãn tiền”

    Ngành công nghiệp sản xuất giấy: Thách thức “nhãn tiền”

    06:00, 06/08/2018

  • Hàng trăm triệu USD đầu tư vào dự án liên kết giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc

    Hàng trăm triệu USD đầu tư vào dự án liên kết giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc

    06:30, 04/08/2018

  • Vì sao nhà đầu tư tư nhân chưa mặn mà với hạ tầng đường sắt?

    Vì sao nhà đầu tư tư nhân chưa mặn mà với hạ tầng đường sắt?

    06:30, 03/08/2018

  • Đảm bảo cơ hội đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam bằng cách nào?

    Đảm bảo cơ hội đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam bằng cách nào?

    03:37, 02/08/2018

…. nhưng chưa tháo gỡ được khó khăn cho doanh nghiệp

Tuy nhiên, theo chia sẻ của một số doanh nghiệp đang có hoạt động đầu tư vào nông nghiệp cho biết, có 3 nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp “ngại” đầu tư vào nông nghiệp. Một là, do bản thân doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn; Hai là, hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp chưa cao; Ba là,đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp cũng chưa thực sự tốt.

Chia sẻ cụ thể hơn về nguyên nhân khiến doanh nghiệp chưa “rộng dòng vốn” đầu tư vào nông nghiệp, một doanh nghiệp đang có hoạt động đầu tư vào nông nghiệp tại Bắc Ninh cho biết: có 2 mối quan tâm của các nhà đầu tư vào nông nghiệp. Thứ nhất là, làm sao để tối ưu hoá thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Bởi mỗi thủ tục hành chính đều có thể làm tăng chi phí của doanh nghiệp; Thứ hai là, thủ tục hỗ trợ. Theo phân tích của doanh nghiệp này, ngoài việc hỗ trợ về thủ tục hành chính thì nên có sự hỗ trợ về tài chính. Bởi, theo các doanh nghiệp, nếu áp dụng theo hướng dẫn hiện nay của dự thảo lần 4 Thông tư hướng dẫn Nghị định 57 thì các thủ tục hành chính để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao liên quan đến nhiều Nghị định, Thông tư của Bộ này, ngành khác. Nếu để tự doanh nghiệp thực hiện sẽ rất khó khăn về thủ tục hành chính.

Vì vậy các doanh nghiệp đề xuất, nên đưa ra một quy trình chuẩn về hướng dẫn thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và thủ tục chuẩn hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đó, quy trình này sẽ quy định chi tiết các yêu cầu để được hỗ trợ và cần những cấp nào phế duyệt để doanh nghiệp nắm được thông tin và có sự chuẩn bị.

Điều này sẽ khắc phục được hạn chế về việc doanh nghiệp đầu tư xong tuy nhiên vẫn chưa nhận được hỗ trợ sau đầu tư, và cũng không vay vốn được ngân hàng.

Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng đề xuất, để nghị định đi vào hiện thực và đặc biệt quan trọng là phải tháo gỡ được khó khăn cho doanh nghiệp, các chính sách nên được chắt lọc lại, tối ưu các thủ tục hành chính.

Ngọc Hà