Cuộc chơi... phân hóa cảng biển (Kỳ II): Phân hóa tư duy làm cảng

Trung Thành 01/09/2018 03:38

Chỉ trong thời gian rất ngắn, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cảng biển có sự phân hóa sâu sắc, đầu tiên là về tư duy.

Cảng Hải Phòng – cái tên gắn liền với thành phố Hải Phòng cả trăm năm. Cho đến trước năm 2010, Cảng Hải Phòng vẫn là 1 trong những cảng đứng đầu cả nước về sản lượng hàng hóa thông qua cảng. Ngày 01/7/2014 Cảng Hải Phòng đã chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Cty cổ phần. Đây là cuộc “lột xác” về mô hình quản lý Cảng Hải Phòng.

p/Cảng Nam Hải Đình Vũ dùng phần mềm Catos quản lý, điều hành khai thác cảng chính xác theo thời gian thực.

Cảng Nam Hải Đình Vũ dùng phần mềm Catos quản lý, điều hành khai thác cảng chính xác theo thời gian thực.

Sở dĩ có cuộc lột xác như vậy bởi Hải Phòng có cuộc cách mạng về khai thác dịch vụ cảng biển khi hàng loạt các cảng cổ phần tư nhân mới ra đời. Mô hình hoạt động kiểu bao cấp, độc quyền của doanh nghiệp nhà nước không thật sự có sức cạnh tranh với các cảng cổ phần tư nhân khác. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, mô hình CPH Cảng Hải Phòng vẫn chỉ là “rượu mới” khi Vinaline vẫn nắm giữ tới trên 90% cổ phần. Ông Trương Văn Thái, nguyên Phó TGĐ Cảng Hải Phòng thừa nhận, cơ chế nhà nước hạn chế các cảng nhà nước dù đã được cổ phần hóa.

Có thể bạn quan tâm

  • Cuộc chơi... phân hóa cảng biển (Kỳ I): “Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra”

    Cuộc chơi... phân hóa cảng biển (Kỳ I): “Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra”

    01:01, 26/08/2018

  • Hải quan Quảng Ninh và đòn bẩy cho kinh tế cảng biển

    Hải quan Quảng Ninh và đòn bẩy cho kinh tế cảng biển

    15:13, 17/08/2018

  • “Giảm như không”, thu phí dịch vụ cảng biển Hải Phòng tăng mạnh

    “Giảm như không”, thu phí dịch vụ cảng biển Hải Phòng tăng mạnh

    15:40, 18/07/2018

  • Quá tải container phế liệu tại các cảng biển

    Quá tải container phế liệu tại các cảng biển

    05:52, 24/06/2018

Đại diện hãng tàu GLS cho biết, cách thức làm việc của các cảng cổ phần tư nhân khoa học và linh hoạt hơn nhiều so với các cảng nhà nước, đặc biệt là thời gian giải phóng hàng. “Mặc dù giá xếp dỡ của cảng cổ phần tư nhân cao hơn 1 chút nhưng so với chi phí thuê tàu, các hãng tàu vẫn chấp nhận “đắt” nhưng “nhanh””, đại diện này cho biết.

  Cách thức làm việc của các cảng cổ phần tư nhân khoa học và linh hoạt hơn nhiều so với các cảng nhà nước, đặc biệt là thời gian giải phóng hàng.

Một yếu tố khác làm tăng sức cạnh trạnh giữa các cảng biển đó là năng lực đầu tư. Chỉ nhìn vào mức độ đầu tư “mạnh tay” của các cảng cổ phần tư nhân cho thấy sức cạnh tranh của các đơn vị này đủ để các đơn vị cảng cổ phần nhà nước…ngán ngẩm. Điển hình như Gemandept đã “dốc” vào cảng Nam Hải Đình Vũ (giai đoạn 1) có quy mô 20 ha gồm 2 cầu tàu với vốn đầu tư gần 1.700 tỷ đồng, gồm 6 cần trục giàn bánh lốp (RTG) và 4 cần trục giàn QC tầm với 15 hàng container thuộc loại lớn nhất khu vực cùng phần mềm Catos hiện đại quản lý, điều hành khai thác cảng chính xác theo thời gian thực. Ông Đỗ Văn Minh, Tổng giám đốc Gemadept cho biết, Gemadept sẽ tiếp tục khởi công giai đoạn 2 dự án Cảng Nam Đình Vũ trong quý III/2018 để đưa vào khai thác từ đầu năm 2020.

Chỉ bắt đầu đầu tư lĩnh vực cảng biển từ 2009, sau chưa đầy 10 năm xuất hiện tại Hải Phòng, Gemadept đã tăng trưởng ấn tượng với hơn 12 lần về lượng hàng hóa và tỷ lệ tăng bình quân hàng năm là 30%.

Trung Thành