Hải quan Quảng Ninh và đòn bẩy cho kinh tế cảng biển

Diendandoanhnghiep.vn Hoạt động XNK hàng hóa qua các cảng biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được thực hiện qua các cảng biển: Cái Lân, Hòn Gai, Cẩm Phả và Vạn Gia.

Đánh giá về thực trạng tình hình XNK qua các cảng biển, Hải quan tỉnh cho biết, năm 2017, số lượng doanh nghiệp có hoạt động XNK qua các cảng biển là 408 doanh nghiệp, giảm 10% so với năm 2016; kim ngạch XNK qua các cảng biển đạt 5,45 tỷ USD, giảm 3,8% so với năm 2016; số thu nộp NSNN qua cảng biển năm 2017 đạt 10.300,3 tỷ đồng (chiếm 94,15% tổng thu NSNN do Hải quan Quảng Ninh thực hiện), giảm 17% so với năm 2016.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, nhờ những nỗ lực cải cách, đồng hành của tỉnh Quảng Ninh nói chung, Hải quan Quảng Ninh nói riêng, số lượng doanh nghiệp tham gia XNK hàng hóa qua cảng biển của tỉnh tăng 41% so với cùng kỳ năm 2017 (đạt 286 doanh nghiệp); lượng phương tiện tàu thuyền XNK cũng tăng 62,2% so với cùng kỳ năm 2017 (đạt 6.738 phương tiện); kim ngạch XNK qua cảng biển Quảng Ninh đạt 2,2 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, số thu nộp NSNN giảm 2,9% (đạt 3.085 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2017.

Cảng Cái Lân. Ảnh Lê Cường

Cảng Cái Lân. Ảnh Lê Cường

Số thu NSNN từ hoạt động XNK qua cảng biển có xu hướng giảm do một số nguyên nhân như: Mặt hàng ô tô nguyên chiếc NK tại cảng Cái Lân tăng mạnh trong các năm 2015, 2016 nhưng giảm mạnh (hầu như không phát sinh) trong năm 2017, 2018; mặt hàng máy móc, thiết bị phục vụ cho dự án tại cảng Cái Lân và Cẩm Phả giảm do các dự án Nhà máy nhiệt điện đã hoàn thiện và đi vào hoạt động, đến năm 2018 cơ bản đã hoàn thành; mặt hàng than NK tại cảng Cẩm Phả giảm; xăng dầu NK qua cảng Hòn Gai năm 2018 có xu hướng giảm và sẽ giảm mạnh khi dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Dung Quất đi vào hoạt động…

Trong khi đó, ngoài các mặt hàng XNK truyền thống (xăng dầu, than, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, máy móc thiết bị NK phục vụ dự án đầu tư…) thì các cảng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chưa thu hút được những nhóm hàng hóa mới như hàng bách hóa, ô tô, phụ tùng linh kiện phục vụ cho hoạt động sản xuất lắp ráp về làm thủ tục hải quan tại cảng.

Một trong những khó khăn được nêu ra, đó là các thủ tục xuất nhập hàng diễn ra phức tạp. Tại khu vực cảng chưa có sự kết nối liên thông, thông suốt giữa các khâu trước, trong thông quan và khâu vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan. Việc quản lý của cơ quan Hải quan về toàn bộ diễn biến của hàng hóa từ khi đưa vào, lưu giữ cho đến khi ra khỏi khu vực giám sát hải quan phải thực hiện thủ công và gặp nhiều khó khăn trong quá trình quản lý.

Để khắc phục những khó khăn này, ngày 19/6/2018 Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện kết nối thành công Hệ thống giám sát hải quan tự động với cảng CICT và ngày 10/7/2018 đã kết nối Hệ thống thành công đối với Công ty cổ phần cảng Quảng Ninh cùng hoạt động kinh doanh tại cảng Cái Lân do Chi cục Hải quan cảng Cái Lân quản lý.

Đến ngày 9/8/2018, Chi cục Hải quan cảng Cái Lân đã thực hiện thủ tục Hải quan cho 5.258 container hàng xuất nhập khẩu; 459.718 tấn hàng rời xuất nhập khẩu qua cảng Cái Lân thông qua Hệ thống quản lý, giám sát hải quan tự động.

Các thủ tục xuất, nhập hàng hóa giữa cảng Cái Lân và doanh nghiệp giờ đây chỉ tương tác qua hệ thống điện tử. Ảnh Lê Cường

Các thủ tục xuất, nhập hàng hóa giữa cảng Cái Lân và doanh nghiệp giờ đây chỉ tương tác qua hệ thống điện tử. Ảnh Lê Cường

Trao đổi với DĐDN, ông Trần Văn Châu, trưởng phòng CNTT, công ty CP Cảng Cái Lân cho biết, hiệu quả đầu tiên của đề án này là thời gian giao, nhận hàng của doanh nghiệp nay còn từ 2 đến 3 phút đối với lô hàng thông thường (trước đây từ 7 đến 8 phút); thời gian di chuyển giữa các bộ phận của cơ quan Hải quan và doanh nghiệp cảng, kho, bãi nay là 0 phút (trước đây 10 đến 15 phút); thời gian cho 1 lượt xe chở hàng qua cảng nay còn 10 đến 12 phút (trước đây 25 đến 30 phút). 

Cũng theo ông Châu, việc không phải xuất trình giấy tờ tại bộ phận giám sát Hải quan nên đã giúp doanh nghiệp giảm chi phí in ấn, văn phòng phẩm (trước đây mỗi container hoặc mỗi xe phải in 2 bản phiếu xác nhận đủ điều kiện qua khu vực giám sát Hải quan và nộp cho cơ quan Hải quan, cho đơn vị kinh doanh Cảng để giao, nhận hàng);

Hải Quan cũng không phải giám sát trực tiếp tại cảng... Ảnh Lê Cường

Hải quan cũng không phải giám sát trực tiếp tại cảng... Ảnh Lê Cường

“Nhờ việc giải phóng hàng hóa nhanh chóng nên thời gian quay vòng sử dụng vỏ container, sử dụng tàu được rút ngắn, hỗ trợ doanh nghiệp tăng khả năng khai thác, nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải quốc tế”, ông Châu nhấn mạnh.

Là DN sản xuất bột mỳ có hoạt động XNK thường xuyên tại cảng Cái Lân, Giám đốc Nhà máy sản xuất bột mỳ Vima Flour Bùi Thanh Dương cho biết, việc triển khai Hệ thống VASSCM kết hợp quản lý dữ liệu 24/7 giúp DN tiết kiệm được thời gian thuận tiện đưa hàng hóa ra, vào cảng. Quan trọng hơn, DN có thể chủ động đăng ký thủ tục cho các lô hàng XNK trên hệ thống không phụ thuộc quá nhiều vào thời gian làm việc của cơ quan Hải quan nhờ kết nối, xử lý dữ liệu 24/7.

..thay vào đó là giám sát bằng hệ thống điện tử, chính xác và nhanh chóng hơn. Ảnh Lê Cường

..thay vào đó là giám sát bằng hệ thống điện tử, chính xác và nhanh chóng hơn. Ảnh Lê Cường

Khẳng định thêm cho những lợi ích từ hệ thống này, ông Bùi Văn Khắng – Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh cho biết, quản lý và giám sát tự động còn giúp cơ quan Hải quan theo dõi, quản lý chặt chẽ quá trình di chuyển, biến động, vị trí và tình trạng hàng hóa từ khi vào đến khi ra khỏi cảng, kho, bãi cũng như vận chuyển giữa các địa điểm chịu sự giám sát Hải quan; giúp tăng cường công tác quản lý hải quan, nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp XNK, ngăn ngừa gian lận thương mại. 

Cũng theo ông Khắng, sẽ tập trung chỉ đạo Chi cục Hải quan cảng Cái Lân tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp kinh doanh cảng, hoàn thiện và đưa Hệ thống vào hoạt động thông suốt để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa, thu hút các doanh nghiệp XNK, giúp nâng cao hiệu quả và phát huy cao nhất lợi thế xếp dỡ hàng hoá tại cảng Cái Lân, góp phần phát triển hoạt động thương mại, tăng thu ngân sách cho tỉnh Quảng Ninh". 

“Quý III năm 2018, sẽ chỉ đạo triển khai ngay Hệ thống quản lý, giám sát hải quan tự động trong tại các cảng, kho, bãi lưu giữ hàng hóa xuất nhập khẩu còn lại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh", ông Khắng cho biết thêm.

Nhiều doanh nghiệp đánh giá cao về hệt hống này của Hải quan Quảng Ninh và khẳng định đây như là một đòn bảy cho sự phát triển kinh tế cảng biển trong thời gian tới. Tuy nhiên, để lực đẩy mạnh hơn nữa, tỉnh cần bố trí kinh phí đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp Cái Lân như sửa chữa tuyến đường nội bộ khu công nghiệp; làm lại hệ thống cống rãnh thoát nước đặc biệt tại các vị trí hay bị lụt úng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao.

Tỉnh Quảng Ninh cũng cần đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu hệ thống cảng biển để các hãng tàu biết; khuyến khích các hãng tàu, các hãng vận tải thành lập tại Quảng Ninh; đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho dịch vụ logistics thu hút các nguồn hàng trong nước và các nước từ Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc vận chuyển qua Việt Nam đi các nước láng giềng và ngược lại.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hải quan Quảng Ninh và đòn bẩy cho kinh tế cảng biển tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714086173 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714086173 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10