COVID-19 không thể đè bẹp kinh tế toàn cầu

TS.Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 25/03/2020 16:00

Đại dịch COVID-19 đã phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu, làm tê liệt hoạt động thương mại quốc tế và du lịch ở nhiều quốc gia, tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.

Tính đến ngày 24/3, đại dịch COVID-19 đã lan rộng đến 197 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến nền kinh tế toàn cầu đang chịu những thách thức to lớn tương tự như hồi khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Bloomberg Economics dự đoán trong kịch bản xấu nhất, suy thoái sẽ được ghi nhận ở Mỹ, khu vực đồng EUR và Nhật Bản, Trung Quốc.

Bloomberg Economics dự đoán trong kịch bản xấu nhất, suy thoái sẽ được ghi nhận ở Mỹ, khu vực đồng EUR và Nhật Bản, Trung Quốc.

Thiệt hại vô cùng lớn

Theo Goldman Sachs, các ngành giao thông, năng lượng, dịch vụ… toàn cầu đã và đang bị thiệt hại nặng nề, thậm chí có nguy cơ bị hủy hoại hoàn toàn. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ có thể lên 9% (khoảng 2,25 triệu người). GDP của Mỹ quý II/2020 có thể sẽ sụt giảm 24%, mức sụt giảm còn lớn hơn cả giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 khi GDP quý IV/2008 của Mỹ sụt giảm 8,4%, và vượt xa cả mức tồi tệ nhất trong lịch sử hồi sau Thế chiến thứ II là 10% năm 1958.

Các nền kinh tế khác cũng tồi tệ không kém. Khu vực Eurozone đang chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh, đặc biệt là Italy và Tây Ban Nha. Theo dự báo của Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc Tập đoàn The Economist (Anh), tăng trưởng GDP năm 2020 của khu vực này giảm xuống 1,2%.

Khi các nước trên thế giới bế quan, toả cảng để ngăn dịch, mảng xuất khẩu vốn chiếm đến 20% GDP của Trung Quốc đã và đang dính đòn. Xuất khẩu của nước này đã giảm 17,2% trong tháng 1-2, và đây vẫn chưa phải là đáy. Goldman Sachs đã điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc trong quý I/2020 từ 2,5% xuống -9% và cả năm từ 5,5% xuống 3%.

Oxford Economics đã hạ triển vọng tăng trưởng toàn cầu xuống 2,3% vào năm 2020, từ 2,5% - con số đánh dấu sự tăng trưởng hàng năm thấp nhất kể từ năm 2009.

Có thể bạn quan tâm

  • Hà Nội tạm thời đóng cửa quán bar, karaoke hạn chế lây lan COVID-19

    Hà Nội tạm thời đóng cửa quán bar, karaoke hạn chế lây lan COVID-19

    13:34, 25/03/2020

  • Thủ tướng huy động 6,3 triệu đoàn viên tham gia chống dịch COVID-19

    Thủ tướng huy động 6,3 triệu đoàn viên tham gia chống dịch COVID-19

    13:05, 25/03/2020

  • [COVID-19] Một chuyến bay đặc biệt...

    [COVID-19] Một chuyến bay đặc biệt...

    12:26, 25/03/2020

  • Hàng không toàn cầu mùa COVID-19: Mỏi mắt tìm chỗ đỗ máy bay

    Hàng không toàn cầu mùa COVID-19: Mỏi mắt tìm chỗ đỗ máy bay

    12:00, 25/03/2020

  • Dòng vốn giá rẻ sẽ lựa chọn các quốc gia ngăn chặn được COVID-19?

    Dòng vốn giá rẻ sẽ lựa chọn các quốc gia ngăn chặn được COVID-19?

    11:00, 25/03/2020

  • [COVID-19] Chiến lược “Làm phẳng đường cong”

    [COVID-19] Chiến lược “Làm phẳng đường cong”

    11:00, 25/03/2020

  • “Bóng ma” suy thoái kinh tế toàn cầu

    “Bóng ma” suy thoái kinh tế toàn cầu

    12:00, 24/03/2020

  • Kinh tế toàn cầu dính cúm COVID-19 (Kỳ II): Giải pháp cho các nền kinh tế

    Kinh tế toàn cầu dính cúm COVID-19 (Kỳ II): Giải pháp cho các nền kinh tế

    11:00, 15/02/2020

Vẫn tăng trưởng dương

Trước thực trạng trên, nhiều quốc gia đã có những phản ứng chính sánh nhanh và mạnh hơn nhiều so với hồi năm 2008. Chẳng hạn, FED đã hạ lãi suất cơ bản từ 1,75%/năm xuống 0- 0,25%/năm trong vòng hơn 10 ngày, đồng thời thực thi chương trình đinh lượng 700 tỷ USD nhằm giúp các công ty Mỹ có thanh khoản để trả tiền lương, duy trì hoạt động bình thường.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cũng đã tung ra gói nới lỏng định lượng trị giá 130 tỷ USD. Các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... đồng loạt đưa ra các gói kích thích kinh tế của riêng mình. Tính đến ngày 22/3, tổng các gói kích thích kinh tế toàn cầu lên tới 1.700 tỷ USD.

Trong khi đó, hệ thống tài chính và ngân hàng thế giới hiện nay được quản trị tốt hơn nhiều so với hồi 2008. Kể từ tháng 7/2017, hàng năm Mỹ và Châu Âu luôn phối hợp kiểm tra sức khỏe của hệ thống tài chính và ngân hàng hàng năm. Điều này cho thấy không thể có sự đổ vỡ ngân hàng như hồi khủng hoảng 2008.

Đáng chú ý, tình trạng đình đốn về kinh tế do dịch COVID-19 là yếu tố ngoại sinh tác động vào nền kinh tế toàn cầu, chứ không phải là yếu tố nội sinh mang tính cơ cấu, xảy ra từ bên trong như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Hơn nữa, sự đình đốn kinh tế lần này tác động mạnh đến phía cung thay vì phía cầu như hồi năm 2008. Do đó, khi dịch bệnh được kiểm soát, thì chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ nhanh chóng được khôi phục trở lại.

Bởi vậy, dịch COVID-19 có thể khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm, chứ không đủ sức gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế toàn cầu vẫn sẽ có tăng trưởng dương trong năm 2020 dù mức tăng trưởng khá thấp.

TS.Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới