“Nền kinh tế GIG” và hậu COVID-19

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 27/03/2020 11:00

Với thái độ tích cực để nhìn nhận, dịch bệnh lần này cũng là cơ hội để nhiều doanh nghiệp cơ cấu lại nội bộ; một vài lĩnh vực kinh tế mới củng cố vị thế; không ít nền kinh tế tự khẳng định mình...

Grab - một ứng dụng gọi xe tiện lợi, tiết kiệm, nhưng ít ai nghĩ rằng thật ra Grab đang đóng vai trò như một “sứ giả” mang đến hình thái kinh tế mới được gọi là GIG.

Grab - một ứng dụng gọi xe tiện lợi, tiết kiệm, nhưng ít ai nghĩ rằng thật ra Grab đang đóng vai trò như một “sứ giả” mang đến hình thái kinh tế mới được gọi là GIG.

Nền kinh tế GIG sẽ phổ biến

Một người bạn băn khoăn với tôi rằng, liệu không tích trữ lương thực trong thời điểm này có phải là dại dột? Tôi trả lời, miễn bạn có tiền và chiếc điện thoại kết nối Internet, mọi việc còn lại đã có thương mại điện tử lo giúp!

Khi Grab đến Việt Nam, đủ các giai tầng từ sinh viên đến người lớn tuổi, sở hữu phương tiện, hễ có thời gian rãnh rỗi đều có thể đăng ký một phần mềm và khoác lên chiếc áo màu xanh lá cây để kiếm tiền.

Người Việt chỉ quan tâm đến Grab như một ứng dụng gọi xe tiện lợi, tiết kiệm mà ít ai quan tâm rằng, thật ra Grab đang đóng vai trò như một “sứ giả” mang đến hình thái kinh tế mới, nó được gọi là GIG.

Vậy, GIG là gì? Nó là “Gig Economy”, là nền kinh tế mà trong đó mọi người thường làm việc bán thời gian hoặc tạm thời, còn các công ty có xu hướng thuê những người làm việc độc lập và tự do thay vì nhân viên toàn thời gian. 

Nếu để ý, nền kinh tế GIG đang “ăn” dần vào “kinh tế truyền thống”, tức là bó buộc người lao động “toàn thời gian”, hiếm khi thay đổi vị trí và tập trung vào nó với tư cách là sự nghiệp trọn đời.

Thật ra, mầm mống của GIG đã có mặt từ lâu ở nước ta, ví như các trường đại học, cao đẳng thuê giảng viên cơ hữu mỗi khi có nhu cầu, thậm chí ký hợp đồng ràng buộc hẳn hoi nhưng không gắn bó tại nơi lao động với tư cách là “người lao động”. 

Kết quả của một nền kinh tế GIG là các dịch vụ rẻ hơn, hiệu quả hơn như Grab, Airbnb hoặc các sàn giao dịch thương mại điện tử kiểu mới như Makerplace (Facebook) mang đến cho những người sẵn sàng sử dụng chúng. 

Trong thế giới kĩ thuật số hiện đại, làm việc từ xa hoặc làm ở nhà ngày càng trở nên phổ biến. Điều này tạo điều kiện cho các công việc theo hợp đồng vì nhiều việc không cần người làm việc tự do phải đến văn phòng để làm. 

Về phía người lao động, mọi người thường thấy họ cần phải di chuyển và cũng có xu hướng thay đổi nghề nghiệp nhiều lần. Vì vậy, nền kinh tế GIG có thể được xem như một sự phản ánh của hiện tượng này trên qui mô lớn. 

Thực tế, để đối phó với dịch COVID-19 lần này, rất nhiều công ty, đơn vị chủ động cho nhân viên làm việc từ xa thông qua môi trường Internet để đảm bảo hạn chế nguy cơ lây nhiễm mà công việc vẫn trơn tru. 

Ở Việt Nam, những người tham gia kinh tế GIG thường là người có vị thế lớn, có tri thức, khả năng vượt trội. Để xu hướng này trở nên phổ biến -nó cần vượt qua định kiến của người Á Đông, ưa ổn định, sợ thay đổi...

Có thể bạn quan tâm

  • [Tìm lối thoát hậu COVID-19]  Bài cuối: Con người phải thích nghi như thế nào?

    [Tìm lối thoát hậu COVID-19] Bài cuối: Con người phải thích nghi như thế nào?

    06:00, 26/03/2020

  • [Tìm lối thoát hậu COVID-19] Bài II: Đứng yên là một dạng vận động đặc biệt

    [Tìm lối thoát hậu COVID-19] Bài II: Đứng yên là một dạng vận động đặc biệt

    06:00, 24/03/2020

  • [Tìm lối thoát hậu COVID-19] Bài I: Từ nghịch cảnh đau buồn

    [Tìm lối thoát hậu COVID-19] Bài I: Từ nghịch cảnh đau buồn

    06:00, 23/03/2020

  • Chuỗi cung ứng toàn cầu thời hậu COVID-19 SẼ ĐỊNH HÌNH THẾ GIỚI MỚI

    Chuỗi cung ứng toàn cầu thời hậu COVID-19 SẼ ĐỊNH HÌNH THẾ GIỚI MỚI

    11:30, 12/03/2020

  • Các nền tảng số định hình nền kinh tế số

    Các nền tảng số định hình nền kinh tế số

    11:15, 03/03/2020

  • Kinh tế số Việt Nam có cơ hội cạnh tranh với nền tảng số quốc tế?

    Kinh tế số Việt Nam có cơ hội cạnh tranh với nền tảng số quốc tế?

    04:26, 28/02/2020

  • Cần nhiều yếu tố để nâng tỷ trọng kinh tế số trong giai đoạn tới

    Cần nhiều yếu tố để nâng tỷ trọng kinh tế số trong giai đoạn tới

    09:41, 07/02/2020

"Kinh tế số" là tất yếu!

Lượng đơn đặt hàng trên trang thương mại điện tử Lazada tại Singapore tăng trưởng tới 300% mỗi tuần khi người dân đổ xô mua sắm trực tuyến và hạn chế giao dịch trực tiếp trong 2 tháng gần đây. 

Rõ ràng, thương mại điện tử đã giải quyết triệt để điều mà người bạn của tôi lo lắng, và hơn thế nữa, nó là nỗi lo không của riêng ai vào lúc này. Vì vậy, mua sắm online chính là lĩnh vực sống khỏe nhất khi dịch bệnh xảy ra.

Dĩ nhiên, bản thân thương mại điện tử lúc này chỉ mới giải quyết được khâu phân phối hàng hóa - nếu dịch họa kéo dài, nguồn hàng cũng đến lúc cạn kiệt và thế giới phải tính tới vấn đề sản xuất như thế nào ngay cả khi chuỗi cung ứng bị đình trệ. 

Đang nói tới tầng sâu hơn của “số hóa” là “chuyển đổi số”. Nếu “số hóa” là việc biến đổi các giá trị thực sang dạng số, thì “chuyển đổi số” là khi có dữ liệu được số hoá rồi, chúng ta phải sử dụng các công nghệ như AI, Big Data... để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác. 

“Chuyển đổi số” giúp thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Microsoft cho rằng chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới. 

Hiện có một luồng quan điểm lo ngại nền kinh tế tự động hóa được đảm nhiệm bởi rô-bốt sẽ đánh cắp việc làm của con người. Quan ngại này - nếu xảy ra cũng không phải là điều gì đó quá ghê gớm. 

Bởi vì, nội hàm của nó là năng suất lao động cao hơn giúp con người làm việc ít đi, sắp xếp lại tổ chức của con người, thay đổi về tính chất các mối quan hệ xã hội theo hình thức mỗi cá nhân lao động tự quản lý chính mình, vừa là nhân viên, vừa là sếp. 

Nhưng quan trọng hơn, “kinh tế số” có khả năng ứng phó hiệu quả hơn với biến động. Về cơ bản, các Chính phủ vẫn phải làm nhiệm vụ của mình là điều hành vĩ mô, song không phải “bắt cóc bỏ dĩa” như lúc này.

TRƯƠNG KHẮC TRÀ