Những ngày đầu 2020 chứng kiến sự gián đoạn chưa từng có của chuỗi cung ứng toàn cầu bởi dịch Covid-19 gây gián đoạn các hoạt động thương mại.
Tuy vậy, đây cũng là tiền đề để... định hình một thế giới mới.Từ nửa cuối thế kỷ XIX, các nhà kinh tế học đã nói về sự xuất hiện của nền kinh tế dịch vụ ở Mỹ. Ngày nay, cả thế giới đang đi theo hướng này.
Sự “nứt vỡ” đã được tiên lượng
Apple sẽ chết ngay tức khắc nếu chuyển về Mỹ - khi nó bị đội lên khoảng 15% chi phí. Bởi vì, người Mỹ không có thói quen để làm việc 3 ca mỗi ngày, ăn, ở, sinh hoạt và làm việc như thiêu thân trong những nhà máy khổng lồ, tạo ra 350 sản phẩm trong một phút, với thù lao 400 - 600 USD/ tháng. Quá hấp dẫn ở Trung Quốc nhưng rất bèo bọt ở Mỹ!
Có thể bạn quan tâm
06:00, 05/03/2020
06:00, 06/03/2020
06:00, 07/03/2020
Ngành dịch vụ hiện đóng góp 60% GDP của thế giới, tại các nước OECD, tỷ trọng này lên đến 70%. Ở một số nền kinh tế tỷ lệ này còn cao bất thường, 90% GDP của Hồng Kông, 80% GDP của Mỹ, 74% GDP của Nhật Bản, 73% GDP của Pháp, 73% GDP của Anh và 71% GDP của Canada... Tuy nhiên, chẳng ai tính toán hết mặt trái của xu hướng này, đó là khi thế giới đối mặt với chiến tranh, dịch họa, thiên tai.
Dịch COVID-19 lần này là một ví dụ. Nói thế là bởi, một trong những đặc tính của kinh tế dịch vụ là “tính không thể tách rời”. Hay nói cách khác sản xuất và tiêu dùng luôn như hình với bóng. Đây là mối quan hệ biện chứng, tác động bổ trợ song trùng với mâu thuẫn.
Thêm một đặc trưng nữa là “tính đồng thời”, tức là khi anh sản xuất hàng hóa cũng đồng thời sản xuất ra dịch vụ, và ngược lại, khi cung cấp dịch vụ thì cũng được hiểu là một thứ hàng hóa phi vật chất.
Mặt trái ở chổ, nền kinh tế dịch vụ gắn chặt nhiều quốc gia, nhiều châu lục với nhau, điều này cũng lý giải tại sao “toàn cầu hóa” là một xu hướng tất yếu, đơn phương hóa là vi phạm quy luật khách quan.
Trong mối tương quan đó, quốc gia nào có thế mạnh vượt trội hơn (dân số, tài nguyên, mức độ phát triển...), kèm theo chính sách đúng đắn sẽ trở thành trung tâm sản xuất, thu hút mọi nguồn lực đổ về - Trung Quốc trong 30 năm trở lại đây là một minh chứng.
Bất luận thế nào, Trung Quốc hiện tại đóng vai trò quan trọng hơn Mỹ xét trên bình diện chung toàn thế giới. Một thống kê rất đơn giản, số lượng nền kinh tế cần (phải cần) Trung Quốc nhiều hơn cần Mỹ.
Trung Quốc sẽ “bàn giao” nhiệm vụ?
Hãy cảm ơn Trung Quốc thay vì trách mắng họ, bởi vì mấy chục năm gánh vác nhiệm vụ “công xưởng thế giới” tuy mang lại cho nước này vóc dáng, tâm thế vượt trội, nhưng hậu họa để lại không hề ít. Điều này rất dễ nhận ra. Cần thấy rằng “công xưởng thế giới” là mối quan hệ cộng sinh, chỉ riêng Trung Quốc không thể đảm đương và cũng không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các nền kinh tế có liên quan.
Việt Nam có đầy đủ các yếu tố mà Trung Quốc sở hữu để có thể trở thành “công xưởng thế giới”. Nhưng hãy khoan vội mừng. Bởi vì không chỉ có nước ta mới hội đủ các điều kiện trên, ngay cạnh còn có Indonesia, xa hơn là Ấn Độ và một vài quốc gia Trung - Nam Mỹ.
Có nghĩa rằng, để một quốc gia nào đó “tiếp quản” nhiệm vụ do Trung Quốc để lại - quốc gia đó phải hội đủ rất nhiều điều kiện cần và đủ. Trước tiên, Trung Quốc có diện tích tự nhiên thuộc nhóm lớn nhất thế giới, nguồn tài nguyên khoáng sản chỉ xếp sau nước Nga, tháp dân số trẻ - lực lượng lao động 800-900 triệu. Sâu hơn một chút, đặc điểm phát triển của Trung Quốc là không đồng đều, ngoài vùng phía Nam và phía Đông trở thành “vành đai lửa”, còn lại hướng Bắc và Tây rộng mênh mông chủ yếu nông thôn nửa đô thị - đây là kết cấu địa lý giúp tạo ra hàng trăm triệu lao động nhàn rỗi, muốn di cư về thành phố lớn tìm cơ may đổi đời.
Hơn thế nữa, đặc tính lao động Trung Quốc khác xa với phương Tây, ở chổ, do xuất phát điểm thấp nên họ dễ dàng chấp nhận “nhu cầu tối thiểu” để tồn tại trong môi trường hạn hẹp ở thành phố - đây là nguyên nhân để các ông chủ đến từ khắp thế giới tiết kiệm chi phí đầu vào.
Thêm nữa, khả năng sáng tạo của người Trung Quốc rất đáng ngưỡng mộ, ngoài kỹ thuật, khoa học được du nhập từ các cuộc xâm lược ở thế kỷ XIX, XX, còn lại đều do người bản địa xây dựng từ ngàn năm trước; liên tục cải tạo, phát minh để sản xuất ra những sản phẩm không nơi đâu có được. Cuối cùng, bản chất của “công xưởng thế giới” chính là sự phát triển vượt khung của hệ thống công nghiệp phụ trợ - rằng, đến mức độ “thừa tương đối” cho nhu cầu nội địa, nó sẽ nảy sinh tham vọng vươn ra khỏi lãnh thổ, bắt tay với các công ty đa quốc gia...
Bài toán cho Việt Nam?
Việt Nam là “hàn thử biểu” nhạy bén nhất để đo đếm sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu cả nước tháng Hai chỉ đạt 18,6 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng Một. Cộng dồn 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 36,92 tỷ USD, tăng nhẹ 2,4% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) chỉ đem về 25,51 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2019. Nếu không tính dầu thô, mức tăng chỉ còn 0,5%.
Tới giữa tháng 2/2020, tại Việt Nam có 322 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, 553 doanh nghiệp giảm quy mô hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh; 25 hợp tác xã đã tạm dừng hoạt động, 5 hợp tác xã giảm quy mô hoặc thu hẹp sản xuất. Rất nhiều doanh nghiệp sẽ hết nguyên liệu dự trữ trong tháng 3 này.“Đồng chủng, đồng văn”, Núi liền núi, sông liền sông” chừng đó đủ để mô tả đặc điểm văn hóa, dân cư, địa lý, tính chất phát triển của nền kinh tế Việt Nam rất giống với Trung Quốc.
Việt Nam có đầy đủ các yếu tố mà Trung Quốc sở hữu để có thể trở thành “công xưởng thế giới”. Nhưng hãy khoan vội mừng. Lý do bởi, cái gì Trung Quốc có, Việt Nam đều có, nhưng khác về cấp độ, quy mô. Khoáng sản - trước đây là “phong phú đa dạng” nhưng nay cụm từ này đã biến mất khỏi sách giáo khoa địa lý.
Lao động trẻ rơi vào vài mươi triệu người, nhưng đang già hóa với tốc độ nhanh chóng. Địa kinh tế, chính trị chiến lược nhưng diện tích lãnh thổ hạn chế, bờ biển dài tuy lợi thế nhưng rất dễ xảy ra thảm họa môi trường một khi mật độ công nghiệp phủ dày.
Tính tổng quan, quy mô nền kinh tế Việt Nam chỉ bằng một tỉnh trung bình ở Trung Quốc. Hậu quả môi trường, xã hội vô cùng thảm khốc nếu như dịch chuyển “công xưởng thế giới” về Việt Nam!
Hãy trả lời câu hỏi: Việt Nam có cần đảm đương nhiệm vụ này? Câu trả lời là cơ hội đã trôi qua, chính Trung Quốc cũng “thấm đòn” công nghiệp “đặt hàng” nên đã chuyển sang nền kinh tế chế tạo “Made in China 2025”.
Mấy năm qua, chúng ta đã xây dựng nhiều kế hoạch để “Make in VietNam”, Bộ Chính trị cũng ra Nghị quyết về “kinh tế số”; các phương án đón đầu cuộc cách mạng 4.0 bài bản. Đây là hướng đi đúng đắn!