[Tìm lối thoát hậu COVID-19] Bài I: Từ nghịch cảnh đau buồn

Diendandoanhnghiep.vn Rằng, sống tối giản cũng là một cách, sống xa hoa cũng là một kiểu, nhưng rồi tất cả đều chỉ có vài mét vuông đất để vĩnh hằng. Có khác gì nhau?

Có khi nào bạn tự “hạ mình” tạt vào cửa hàng đồ bành (đồ cũ) để chọn cho mình chiếc áo chống nắng thay vì mua chiếc áo mới như đa số thường làm? Có khi nào bạn chợt tưởng tượng đến lúc nào đó tiền, vàng trở nên vô nghĩa vì chẳng có thứ gì để mua?...

Xin hãy bình tĩnh, khoan hãy cho rằng mấy câu hỏi kia là vô duyên, bởi tôi có thể dẫn chứng một vài hiện tượng lẻ tẻ đã xảy ra y hệt như mấy vấn đề giả định trên.

Tại một quốc gia không có gì gọi là “kinh tế thị trường” như Zimbabwe, năm 2008, lạm phát đến 500 tỷ phần trăm, 12 triệu đô la Zimbabwe chỉ mua được một bó rau diếp héo,10 triệu đô chưa chắc mua được ổ bánh mì vì thực phẩm khan hiếm!

Trên những ô cửa sổ của các tòa nhà chung cư tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) hàng trăm tờ giấy màu hồng nhạt, hình chữ nhật lập lờ, chao đảo rồi lượn xuống nằm im phắc giữa lối đi - không một ai qua lại.

Đó là khi người dân bị cách ly để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh COVID-19, họ tuyệt vọng, không biết sống chết ra sao. Hãy đặt mình vào vị trí của nhau mới biết trong tình cảnh ấy, tiền bạc, vật chất chẳng còn giá trị gì ngoài việc mang đến sự ức chế.

Cũng tại một đất nước nhỏ bé ở châu Âu, là Litva, startup mang tên Vinted, đã có giá trị trên 1 tỷ USD - là một thị trường và cộng đồng trực tuyến cho phép người dùng bán, mua và trao đổi các mặt hàng quần áo và phụ kiện cũ lớn nhất thế giới.

Người ta ước tính rằng, thị trường đồ tái sử dụng ở châu Âu rơi vào 14 tỷ USD. Bạn có biết, số tiền này lớn hơn Tổng thu nhập quốc dân (GDP) hiện tại của trên 35 quốc gia.

Trên đây là hai câu chuyện, hay nói đúng hơn là hai “hiện tượng” buộc con người phải suy nghĩ lại lối sống và cách mà các chính phủ thiết kế mô hình tăng trưởng.

Đầu tiên, quả đất với diện tích quá bé nhỏ (so với các hành tinh trong Thái Dương hệ) liệu có đủ sức cung phụng cho niềm đam mê vật chất vô hạn của con người?

Trái đất đang kêu cứu!

Trái đất đang kêu cứu!

Khắp nơi đua nhau kích cầu tiêu dùng, mua sắm, thậm chí rất nhiều hệ thống tài chính thả cửa cho người dân vay mượn để tạo ra con số thống kê kinh tế đủ làm hài lòng.

Tất cả cuống cuồng vì sản xuất đình trệ, hối hả vì nguồn tài nguyên dưới lòng đất chưa kịp móc lên phục vụ cho việc kiếm tiền. Nhiều nước tất bật tiến về vùng đất ở rìa địa cầu để tiếp tục khai thác, khai thác và khai thác...

Tiếp thêm một câu hỏi: Nếu trái đất không đủ sức cung phụng cho con người, lúc đó tiền bạc, vật chất có đủ sức cứu nhân loại khỏi “ngày tận thế”?

Trong nhiều năm, chúng ta đã hiểu rằng để tồn tại như một loài và để giữ cho hành tinh này phát triển, chúng ta cần phải thực hiện những thay đổi hà khắc đối với cách chúng ta sống, đi lại, tiêu dùng và giải trí... 

Chuyên gia dự đoán xu hướng Li Edelkoort

Những vấn đề xem ra to lớn nhưng nó hoàn toàn được rút ra từ những điều rất nhỏ nhặt. Đơn giản thôi, mảnh đất 510.000.000k2 mà 7 tỷ người đang sinh sống là một hệ thống có kết cấu hữu hạn.

Nói một cách dễ hiểu, đất, nước, không khí, khoáng sản, cây cối, muông thú...tất cả đều vận động theo quy luật “sinh trụ dị diệt”. Không có gì mãi mãi trường tồn, tức là đến lúc nào đó sẽ mất đi.

Ví dụ, động vật hoang dã ở Việt Nam mất đi ½ số lượng trong vòng 50 năm trở lại đây, có loài đã tuyệt chủng; cánh rừng Amazon ở châu Mỹ bắt đầu ngả màu nhạt khi xem trên Google Eath cách đây 15 năm...

Nhiều hòn đảo được dự báo sẽ biến mất trong tương lai gần; diện tích đất liền ngày một hẹp lại, nhiều khối băng dày hàng km ở Bắc Cực, Nam Cực bắt đầu mỏng dần đi...

Băng tan - một tai ương con người đang gánh chịu

Băng tan - một tai ương con người đang gánh chịu

Thực tế, nhiều quốc gia bắt đầu sợ hãi khi nghĩ đến viễn cảnh tối tăm khi trái đất “chết”, đã có rất nhiều nỗ lực chống biến đổi khí hậu, sản xuất, đầu tư “xanh”, tăng năng suất, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên...

Tuy nhiên, làn sóng này quá yếu ớt, Mỹ không tham gia Hiệp ước chống biến đối khí hậu Paris vì nhiều nguyên nhân; một vài cường quốc sản xuất lơ là trong việc thực hiện cam kết.

Mục tiêu mà Hiệp định Paris đặt ra là phải giữ mức tăng nhiệt độ trái đất không quá 2 độ C và cố gắng hướng tới không quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền phát triển công nghiệp.

Nếu không đạt được mục tiêu đó, các nhà khoa học cảnh báo trái đất sẽ tiến đến ngưỡng thảm họa mà không thể xoay chuyển được. Để đạt nước mục tiêu này, các nhà khoa học khuyến cáo, thế giới cần cắt giảm đến một nửa lượng khí thải carbon vào năm 2030.

Tuy nhiên, với mô hình sản xuất lớn, đại công nghiệp hiện tại thì để cắt giảm 1 nửa lượng khí thải sẽ phải đóng cửa, hoặc chuyển đổi công nghệ hầu hết các nhà máy lớn nhất hành tinh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Mỹ.

Cuộc đua kinh tế Mỹ - Trung đã cho thấy, rất nhiều mục tiêu của chống biến đổi khí hậu bị vô hiệu hóa. Không bên nào muốn cắt giảm sản xuất, không một ai thấy dễ chịu khi mục tiêu tăng trưởng kinh tế bị hạ xuống!

Sự sống còn kéo dài bao lâu không phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên mà phụ thuộc vào thái độ của con người. Lúc này, nhân loại cần một biến cố đủ lớn để làm thay đổi nhận thức về sống, sản xuất, tiêu dùng, hưởng thụ và bảo tồn những gì đang có.

Tôi muốn nói đến một vài khía cạnh hữu hiệu của cái cửa hàng cũ mèm trưng bày cũng toàn đồ cũ mèm trong đó. Để nó trở thành xu hướng tiêu dùng trong nay mai rất cần chúng ta “can đảm” rũ bỏ sĩ diện để cứu chính chúng ta!

Hàng chục triệu người trên bán đảo Scandinavi chọn đi bộ, xe đạp thay vì ô tô, chọn thiên nhiên thay vì kín cổng cao tường trong ngôi nhà bê tông cốt thép, chọn cách cho đi thay vì giữ cho mình...

Rằng, sống tối giản cũng là một cách, sống xa hoa cũng là một kiểu, nhưng rồi tất cả đều chỉ có vài mét vuông đất để vĩnh hằng. Có khác gì nhau?

Và rằng, bạn đã chuẩn bị những gì để mai này sống thật chậm, tiêu dùng thật ít, sở hữu tối giản. Nhưng điều này không nên và không thể là một sự cưỡng cầu, mà đó phải trở thành văn hóa.

Bài II: Đứng yên là một dạng vận động đặc biệt

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [Tìm lối thoát hậu COVID-19] Bài I: Từ nghịch cảnh đau buồn tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713464343 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713464343 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10