Cán cân thương mại của Việt Nam đổi chiều, thâm hụt trong nửa đầu tháng 4

Linh Nga 23/04/2020 04:00

Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong kỳ 1 tháng 4, cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam đã "đổi chiều" khi thâm hụt 1,28 tỷ USD...

Thâm hụt 1,28 tỷ USD nửa đầu tháng 4

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 4/2020 (từ ngày 01/4 đến ngày 15/4/2020) đạt 17,8 tỷ USD, giảm 28,3% (tương ứng giảm 7,03 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 3/2020.  

Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 4/2020 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/4/2020 đạt 140,75 tỷ USD, tăng 3,2%, tương ứng tăng 4,33 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2019.

Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn từ 01/01 đến 15/4/2020 so với cùng kỳ năm 2019 (Nguồn: Tổng cục Hải quan).

Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn từ 01/01 đến 15/4/2020 so với cùng kỳ năm 2019 (Nguồn: Tổng cục Hải quan).

Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 88,02 tỷ USD, tăng 1,2% (tương ứng tăng 1,08 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 52,73 tỷ USD, tăng 6,6% (tương ứng tăng 3,25 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019.   

Trong kỳ 1 tháng 4 năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 1,28 tỷ USD, tuy nhiên tính đến hết ngày 15/4/2020 cán cân thương mại hàng hóa của của Việt Nam vẫn thặng dư 2,46 tỷ USD.

Về xuất khẩu, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 4 năm 2020 đạt 8,26 tỷ USD, giảm 36,6% (tương ứng giảm 4,72 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 3/2020.

Trị giá xuất khẩu kỳ 1 tháng 4/2020 biến động giảm so với kỳ 2 tháng 3/2020 ở một số nhóm hàng sau: điện thoại các loại và linh kiện giảm1,39 tỷ USD, tương ứng giảm 52,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 669 triệu USD, tương ứng giảm 31,6%; hàng dệt may giảm 416 triệu USD, tương ứng giảm 36%;  máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 389 triệu USD, tương ứng giảm 33,6%; phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 220 triệu USD, tương ứng giảm 48,8%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 176 triệu USD, tương ứng giảm 35,2%...

Như vậy, tính đến hết 15/4/2020, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 71,61 tỷ USD, tăng 4,5%  tương ứng tăng 3,08 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 1 tháng 4/2020 đạt 5,35 tỷ USD, giảm 38,5%, tương ứng giảm 3,35 tỷ USD so với kỳ 2 tháng 3/2020.

Về nhập khẩu, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 4/2020 đạt 9,54 tỷ USD, giảm 19,5% (tương ứng giảm 2,31 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 3/2020.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 4/2020 giảm so với kỳ 2 tháng 3/2020 chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 827 triệu USD, tương ứng giảm 30,4%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 167 triệu USD, tương ứng giảm 27,8%; vải các loại giảm  122 triệu USD, tương ứng giảm 19,6%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 103 triệu USD, tương ứng giảm 6,2%...

Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn từ 01/01 đến 15/4/2020 so với cùng kỳ năm 2019 (Nguồn: Tổng cục Hải quan).

Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn từ 01/01 đến 15/4/2020 so với cùng kỳ năm 2019 (Nguồn: Tổng cục Hải quan).

Đến hết 15/4/2020, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 69,15 tỷ USD, tăng 1,8% (tương ứng tăng 1,26 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019. Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 5,21 tỷ USD, giảm 24,8% (tương ứng giảm 1,72 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 3/2020.

Khơi thông dòng lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu

Như vậy, nhìn vào số liệu trên cho thấy, khối doanh nghiệp trong nước là điểm sáng khi kim ngạch xuất nhập khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm so với trước. 

Có thể bạn quan tâm

  • Lưu ý trong thanh toán xuất nhập khẩu với châu Phi

    Lưu ý trong thanh toán xuất nhập khẩu với châu Phi

    11:16, 20/04/2020

  • Quảng Ninh: Xuất nhập khẩu đảm bảo quy trình chống COVID - 19

    Quảng Ninh: Xuất nhập khẩu đảm bảo quy trình chống COVID - 19

    17:15, 12/04/2020

  • Lạng Sơn: Năng lực thông quan sẽ giảm khiến xuất nhập khẩu hàng hóa gặp nhiều khó khăn

    Lạng Sơn: Năng lực thông quan sẽ giảm khiến xuất nhập khẩu hàng hóa gặp nhiều khó khăn

    19:50, 01/04/2020

  • COVID-19 khiến ngân sách thất thu 150 tỷ đồng thuế xuất nhập khẩu mỗi ngày

    COVID-19 khiến ngân sách thất thu 150 tỷ đồng thuế xuất nhập khẩu mỗi ngày

    02:00, 03/03/2020

  • Bộ Công Thương ra chỉ thị khẩn tăng cường xuất nhập khẩu trong bão dịch SARS-CoV-2

    Bộ Công Thương ra chỉ thị khẩn tăng cường xuất nhập khẩu trong bão dịch SARS-CoV-2

    11:02, 27/02/2020

  • Thủ tướng ra công điện tháo gỡ khó khăn cho xuất nhập khẩu biên giới

    Thủ tướng ra công điện tháo gỡ khó khăn cho xuất nhập khẩu biên giới

    07:54, 13/02/2020

  • Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Trung đạt 160 tỷ USD

    Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Trung đạt 160 tỷ USD

    19:05, 15/01/2020

  • Quảng Ngãi: Mục tiêu 1 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2020

    Quảng Ngãi: Mục tiêu 1 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2020

    18:23, 24/01/2020

  • Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam thiết lập kỷ lục 514 tỷ USD

    Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam thiết lập kỷ lục 514 tỷ USD

    17:30, 30/12/2019

  • Chưa hết năm, Bộ Công thương khẳng định xuất nhập khẩu sẽ vượt 500 tỷ USD

    Chưa hết năm, Bộ Công thương khẳng định xuất nhập khẩu sẽ vượt 500 tỷ USD

    15:01, 12/12/2019

Hiện tại, hoạt động xuất nhập khẩu tại một số cửa khẩu biên giới Việt-Trung đã trở lại bình thường, tiến độ thông quan tích cực hơn thời điểm đầu tháng Hai khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở Trung Quốc, giao dịch thương mại với Trung Quốc qua cửa khẩu đường bộ đất liền gần như đình trệ.

Dù vậy, theo các chuyên gia thương mại hiện vẫn còn khó khăn do lực lượng bốc xếp của phía Trung Quốc còn mỏng.

Một bất lợi khác, xuất khẩu sang các thị trường châu Âu và Hoa Kỳ đang gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 lan rộng tại khu vực này. Chính vì vậy, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng thấp trong quý 1.

Sau giai đoạn đầu của quý 1, đối với các mặt hàng công nghiệp chế biến, nguồn cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn không chỉ đối với doanh nghiệp Việt Nam mà cho cả các nước khác khi đều phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu Trung Quốc.

Vào thời điểm này, khi việc đứt gãy nguồn cung cơ bản được giải quyết, thì xuất khẩu Việt Nam hiện lại đang phải đối mặt với việc đứt gãy cầu khi dịch bệnh COVID-19 đã lan rộng sang các nước châu Âu và Hoa Kỳ. Vì thế, không ít mặt hàng như dệt may, da giày, túi xách, máy ảnh, máy quay phim… đều có kim ngạch giảm. Nhóm hàng còn lại là nhiên liệu khoáng sản kim ngạch cũng giảm. 

Bộ Công Thương nhận định, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 tại các khu vực châu Âu, Hoa Kỳ, ASEAN, Trung Đông đang có chiều hướng gia tăng, việc các nước áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.

Từ tháng Ba, toàn cầu bước vào giai đoạn đại dịch với mức độ lây lan nhanh nguy hiểm. Do đó, xu hướng chính của các đối tác là giãn thời gian giao hàng trong tháng Ba, hoãn đơn hàng trong tháng Tư, Năm và tạm chưa đàm phán đơn hàng từ tháng Sáu trở đi.

Trong khi đó, thông thường hàng năm, thời gian này đã là thời gian hai bên ngồi đàm phán cho các đơn hàng cuối năm. Chính lý do này đã khiến các mặt hàng như dệt may, da giày, đồ gỗ đang hứng chịu tác động kép từ dịch COVID-19 do nguồn nguyên liệu sản xuất vừa mới được cải thiện từ đầu tháng Ba nay lại gặp khó khăn ở thị trường đầu ra, đặc biệt EU và Mỹ là hai thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Tuy nhiên, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam cũng có những kỳ vọng tích cực trong thời gian tới. Cụ thể, dịch COVID-19 cơ bản đã được khống chế tại Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu không còn bị hạn chế sẽ là cơ hội cho Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường này trong thời gian tới.

Ngoài ra, các ưu đãi của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) được kỳ vọng sẽ có những tác động thúc đẩy sản xuất trong nước.

Đặc biệt, mức thuế chống bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ giảm, kết quả công nhận tương đương về hệ thống quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm trên cá tra do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công bố là cơ sở thuận lợi giúp cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh.

Hơn nữa, Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi Luật lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản được phê duyệt, tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU.

Đây là những yếu tố giúp tạo động lực tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới...

Linh Nga