Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020: Hiệu quả của doanh nghiệp đang hoạt động ra sao?
Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh dựa trên các chỉ số về hiệu suất sử dụng lao động, chỉ số nợ, hiệu suất sinh lợi…
Theo Tổng cục thống kê, năm 2018, hiệu suất sử dụng lao động của toàn bộ khu vực doanh nghiệp đạt 15,3 lần, tăng 1,04 lần so với năm 2017; chỉ số nợ 2,1 lần, bằng 0,85 lần năm 2017; chỉ số quay vòng vốn đạt 0,6 lần, bằng 0,96 lần năm 2017; hiệu suất sinh lợi trên tài sản (ROA) đạt 2,4%, bằng 0,85 lần năm 2017; hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 7,6%, bằng 0,76 lần năm 2017; hiệu suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) đạt 3,8%, bằng 0,89 lần năm 2017.
Hiệu suất sử dụng lao động
Cụ thể, ở hiệu suất sử dụng lao động bình quân toàn bộ khu vực doanh nghiệp năm 2018 đạt 15,3 lần. Theo khu vực kinh tế năm 2018, khu vực dịch vụ có hiệu suất sử dụng lao động đạt cao nhất với 18,8 lần, vượt trội so với mức 13,1 lần của khu vực công nghiệp và xây dựng và với mức 8,1 lần của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Năm 2018, khu vực doanh nghiệp trong nước có hiệu suất sử dụng lao động cao hơn khu vực doanh nghiệp DI, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước có hiệu suất sử dụng lao động đạt 20,0 lần, tiếp đến là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 16,1 lần và thấp nhất là khu vực doanh nghiệp DI với 12,6 lần.
Theo quy mô doanh nghiệp, năm 2018, khu vực doanh nghiệp quy mô vừa có hiệu suất sử dụng lao động cao nhất với 17,5 lần, tiếp đó là khu vực doanh nghiệp có quy mô lớn 16,6 lần; khu vực doanh nghiệp quy mô nhỏ 13,6 lần; thấp nhất là khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ 5,2 lần.
Một số địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp của cả nước có hiệu suất sử dụng lao động năm 2018: Thành phố Hồ Chí Minh 14,8 lần; Hà Nội 13,6 lần; Bình Dương 11,0 lần; Đồng Nai 11,8 lần; Hải Phòng 17,0 lần; Bắc Ninh 30,8 lần; Đà Nẵng 11,2 lần; Bà Rịa - Vũng Tàu 24,8 lần.
Chỉ số nợ
Chỉ số nợ chung của toàn bộ doanh nghiệp năm 2018 là 2,1 lần, nói cách khác, tổng số nợ bình quân của doanh nghiệp năm 2018 gấp 2,1 lần vốn tự có bình quân của doanh nghiệp. Theo khu vực kinh tế năm 2018, khu vực dịch vụ có chỉ số nợ cao nhất với 2,6 lần; khu vực công nghiệp và xây dựng với 1,5 lần; thấp nhất khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với 0,6 lần.
Theo loại hình doanh nghiệp năm 2018, khu vực doanh nghiệp nhà nước có chỉ số nợ là 3,4 lần; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 1,9 lần và khu vực doanh nghiệp FDI là 1,7 lần. Khu vực doanh nghiệp quy mô lớn có chỉ số nợ cao nhất với 2,7 lần, tiếp đó là khu vực doanh nghiệp có quy mô vừa với 2,2 lần; khu vực doanh nghiệp quy mô nhỏ với 1,5 lần; thấp nhất là khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ với 0,8 lần.
Một số địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp của cả nước có chỉ số nợ năm 2018: Thành phố Hồ Chí Minh 1,5 lần; Hà Nội 1,9 lần; Bình Dương 1,5 lần; Đồng Nai 1,3 lần; Hải Phòng 1,7 lần; Bắc Ninh 1,2 lần; Đà Nẵng 1,9 lần; Bà Rịa - Vũng Tàu 1,7 lần. 3.
Chỉ số quay vòng vốn
Chỉ số quay vòng vốn năm 2018 của toàn bộ khu vực doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh đạt 0,6 lần, thấp hơn mức 0,7 lần của năm 2017. Theo khu vực kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng có chỉ số quay vòng vốn đạt cao nhất với 1,0 lần, gấp 2 lần so với khu vực dịch vụ và gấp 2,7 lần so với khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Theo loại hình doanh nghiệp khu vực doanh nghiệp DI có chỉ số quay vòng vốn đạt cao nhất với 1,0 lần; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 0,7 lần; khu vực doanh nghiệp nhà nước có chỉ số quay vòng vốn thấp nhất với 0,4 lần.
Năm 2018, khu vực doanh nghiệp quy mô vừa có chỉ số quay vòng vốn cao nhất với 0,9 lần; tiếp đến là doanh nghiệp quy mô nhỏ 0,8 lần; doanh nghiệp có quy mô lớn 0,7 lần và thấp nhất là doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ chỉ với 0,2 lần.
Một số địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp nhất cả nước có chỉ số quay vòng vốn như sau: Thành phố Hồ Chí Minh 0,7 lần; Hà Nội 0,5 lần; Bình Dương và Đồng Nai cùng 1,2 lần; Hải Phòng 1,1 lần; Đà Nẵng và Bà Rịa - Vũng Tàu cùng 0,8 lần.
Có thể bạn quan tâm
Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020: Chỉ số nợ của DNNN lớn gấp 3,4 lần vốn tự có
12:02, 28/04/2020
Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020: Gần 50% doanh nghiệp thua lỗ
11:00, 28/04/2020
Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2019 (Bản đầy đủ)
21:45, 22/07/2019
Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019: Địa phương sẽ biết mình đang ở đâu trên bản đồ phát triển doanh nghiệp
17:46, 10/07/2019
Công bố Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019
17:06, 10/07/2019
“Sách trắng” gợi mở những thông tin về doanh nghiệp
11:26, 10/07/2019
Sách trắng thương mại - "cầu nối hai bờ" Mỹ - Trung
11:05, 05/06/2019
Hiệu suất sinh lợi
Hiệu suất sinh lợi trên tài sản (ROA) của toàn bộ khu vực doanh nghiệp năm 2018 đạt 2,4%. Khu vực công nghiệp và xây dựng có hiệu suất sinh lợi trên tài sản đạt cao nhất với 3,9%, tiếp đến là khu vực dịch vụ với 1,7% và thấp nhất là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với 1,0%. Khu vực doanh nghiệp nhà nước có ROA đạt 2,0%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 1,6% và khu vực doanh nghiệp DI đạt cao nhất với 5,8%. Doanh nghiệp quy mô lớn có ROA đạt 3,6%; doanh nghiệp quy mô vừa 1,1%; doanh nghiệp có quy mô nhỏ -0,3% và doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ -1,1%.
Hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của toàn bộ doanh nghiệp năm 2018 đạt 7,6%. Khu vực công nghiệp và xây dựng có hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu đạt cao nhất với 10,0%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 1,1% và khu vực dịch vụ 6,1%.
Khu vực doanh nghiệp nhà nước có hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu đạt 8,9% (trong đó, khu vực 100% vốn nhà nước đạt 7,3%); khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 4,5% và khu vực doanh nghiệp DI đạt 15,4%. Doanh nghiệp quy mô lớn có hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu đạt cao nhất với 13,1%; doanh nghiệp quy mô vừa 3,4%; doanh nghiệp quy mô nhỏ -0,8% và doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ -2,0%.
Hiệu suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) của toàn bộ khu vực doanh nghiệp năm 2018 đạt 3,8%. Hiệu suất sinh lợi trên doanh thu của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt cao nhất với 4,1%, tiếp đến là khu vực dịch vụ 3,5% và cuối cùng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 2,7%. Khu vực doanh nghiệp nhà nước có ROS đạt 5,6%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 2,4% và khu vực doanh nghiệp DI đạt 5,6%. Doanh nghiệp quy mô lớn có ROS cao nhất đạt 5,4%; doanh nghiệp quy mô vừa 1,2%; doanh nghiệp quy nhỏ -0,4% và doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ -6,4%.
Thu nhập của người lao động
Thu nhập bình quân tháng một lao động của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD năm 2018 đạt 8,82 triệu đồng, tăng 6,6% so với năm 2017.
Khu vực dịch vụ có mức thu nhập bình quân một lao động một tháng năm 2018 đạt cao nhất với 10,19 triệu đồng, tăng 8,4% so với năm 2017 (trong đó, ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có mức thu nhập bình quân lao động đạt cao nhất trong các ngành kinh tế với 22,35 triệu đồng); khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 8,16 triệu đồng, tăng 5,2% (trong đó ngành sản xuất và phân phối điện có mức thu nhập bình quân đạt cao nhất với 16,13 triệu đồng); khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức thấp nhất trong các khu vực kinh tế với 5,39 triệu đồng, tăng 2,7% so với năm 2017.
So với năm 2017, khu vực doanh nghiệp nhà nước có mức thu nhập bình quân tháng một lao động trong năm 2018 đạt cao nhất với 12,56 triệu đồng, tăng 5,6% (trong đó, khu vực doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đạt 12,04 triệu đồng, tăng 6,2%); khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 7,87 triệu đồng, tăng 6,8%; khu vực doanh nghiệp DI 9,70 triệu đồng, tăng 7,4%.
Thu nhập bình quân tháng của một lao động năm 2018 tăng dần theo quy mô doanh nghiệp từ siêu nhỏ đến lớn, cụ thể khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ mặc dù có mức thu nhập thấp nhất với 6,72 triệu đồng/tháng nhưng là khu vực có tốc độ cải thiện thu nhập cho người lao động cao nhất, tăng 12,2% so với năm 2017; khu vực doanh nghiệp quy mô nhỏ có mức thu nhập 7,76 triệu đồng, tăng 8,0%; khu vực doanh nghiệp quy mô vừa với 8,28 triệu đồng, tăng 5,5%; khu vực doanh nghiệp quy mô lớn có mức thu nhập cao nhất đạt 9,56 triệu đồng, tăng 6,0%.
Các địa phương có mức thu nhập bình quân tháng của người lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2018 trên 9 triệu đồng một tháng, gồm: TP HCM10,3 triệu đồng; Hà Nội 10,1 triệu đồng; Đồng Nai 9,8 triệu đồng; Quảng Ninh và Bắc Ninh cùng có mức thu nhập 9,5 triệu đồng; Bà Rịa - Vũng Tàu 9,3 triệu đồng. Chỉ có 3/63 địa phương có mức thu nhập bình quân tháng một lao động dưới 5 triệu đồng: Điện Biên 4,3 triệu đồng; Đắk Lắk 4,6 triệu đồng; Sơn La 4,9 triệu đồng.