Nông sản vào EU còn rào cản

THÙY ANH 31/07/2020 16:00

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang tăng trưởng tốt tại những thị trường khó tính. EVFTA có hiệu lực tiếp thêm hi vọng cho mặt hàng này. Tuy nhiên, không phải không còn rào cản?

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), 6 tháng đầu năm, trị giá xuất khẩu hàng rau quả đạt 1,76 tỷ USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân chính là xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc 6 tháng đầu năm đạt 1,04 tỷ USD, giảm 29,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Tuy nhiên, xuất khẩu sang các thị trường khó tính lại tăng rất mạnh. Cụ thể, xuất khẩu hàng rau quả tới thị trường Hàn Quốc đạt 81,7 triệu USD, tăng 25,2%; Mỹ đạt 77 triệu USD, tăng 9,8%; Nhật Bản đạt 68,2 triệu USD, tăng 13,1%; Đài Loan đạt 43 triệu USD, tăng 86,8%.

dfs

Hiện nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp chiếm khoảng 8,4% trong tổng nhập khẩu của EU.

Đối với EU, đây là một thị trường có nhu cầu ổn định về rau, quả tươi (chiếm 45% trị giá thương mại hàng rau quả toàn cầu). Theo Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan, quy mô thị trường rộng lớn và nhu cầu theo mùa của EU chính là thị trường hấp dẫn cho các nhà cung cấp ở các nước đang phát triển.

EVFTA với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã cam kết, nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ có thể tiếp cận được một thị trường đầy tiềm năng với dân số hơn 500 triệu người và GDP đạt 15.000 tỉ USD. Hiện nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp chiếm khoảng 8,4% trong tổng nhập khẩu của EU.

Những loại trái cây nhiệt đới và mới lạ sẽ thu hút người tiêu dùng EU, điều này là một thế mạnh cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) cho rằng không ngại việc EU sẽ nâng hàng rào kỹ thuật để làm khó hàng hóa Việt Nam.

Vấn đề không phải là hàng rào ở châu Âu nữa mà nằm ở phía Việt Nam. Nông sản đang gặp phải thủ tục chứng nhận chủng loại hàng hóa mới được hưởng ưu đãi. Châu Âu có cần điều này hay không, và cần ở mức độ nào. Các bộ cần nghiên cứu để giảm các thủ tục không cần thiết thì doanh nghiệp mới sớm tiếp cận được cơ hội mà EVFTA mang lại.

Tại buổi làm việc với 11 Bộ, cơ quan vừa qua, Tổ công tác của Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm cải cách theo hướng điện tử hóa, số hóa, nhưng phải cắt hết những “vòng vèo” trong thủ tục thì người dân, doanh nghiệp mới tin tưởng lựa chọn làm thủ tục trực tuyến. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng – Tổ trưởng Tổ công tác nhấn mạnh, quy trình thủ tục phải cắt giảm, thực sự phải cải cách. Làm đến đâu chắc đến đấy, không phải đưa thủ tục lên cho “đẹp sổ”, đưa lên vì thành tích, mà đưa lên phải có người dùng thực sự hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

  • Đón cơ hội từ EVFTA, cảng cạn quy mô lớn ở quận Long Biên có gì đặc biệt?

    Đón cơ hội từ EVFTA, cảng cạn quy mô lớn ở quận Long Biên có gì đặc biệt?

    14:06, 31/07/2020

  • VCCI Cần Thơ mở cổng thông tin tư vấn EVFTA cho doanh nghiệp xuất khẩu.

    VCCI Cần Thơ mở cổng thông tin tư vấn EVFTA cho doanh nghiệp xuất khẩu.

    12:42, 31/07/2020

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 31/07: EVFTA và không gian mới cho kinh tế Việt Nam

    ĐIỂM BÁO NGÀY 31/07: EVFTA và không gian mới cho kinh tế Việt Nam

    11:10, 31/07/2020

  • EVFTA “mở khóa” quy tắc xuất xứ cho dệt may

    EVFTA “mở khóa” quy tắc xuất xứ cho dệt may

    11:01, 30/07/2020

  • EVFTA và sự hồi phục xuất nhập khẩu những tháng cuối năm

    EVFTA và sự hồi phục xuất nhập khẩu những tháng cuối năm

    05:00, 29/07/2020

THÙY ANH