Hiểu tường tận EVFTA để không “tuột” mất cơ hội

KHẮC LÃNG 12/11/2020 11:00

Doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm nông sản vào thị trường EU thì phải hiểu tường tận những lợi thế cũng như thách thức từ EVFTA.

Đây là nhận định của bà Nguyễn Thị Mai Anh – P.GĐ Trung tâm XT, ĐT, TM DL TP.Hà Nội (HPA) tại hội thảo “Giới thiệu về EVFTA – lợi thế xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam, nông nghiệp hữu cơ – Xu thế tiếp cận hệ thống phân phối hiện đại”, do HPA tổ chức. Các doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệp đưa hàng vào EU tại Hội thảo.

Các doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệp đưa hàng vào EU tại Hội thảo.

Các cam kết mở cửa lớn

Thực tế, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực gần 4 tháng, nhưng phần lớn doanh nghiệp vẫn chưa nhận được cơ hội cụ thể nào từ EVFTA. Bà Phạm Thị Hồng Hạnh - Vụ Hợp tác quốc tế Bộ NN&PTNT cho biết, lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam và EU trong EVFTA rất sâu và nhanh. Đơn cử, trong mở cửa thị trường nông lâm thuỷ sản EU. Với mặt hàng chăn nuôi, 59,95% dòng sản phẩm sẽ về 0%, lâm sản 87,55% dòng sản phẩm về 0% khi hiệp định có hiệu lực. Nhóm thịt gia cầm tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh lộ trình cắt giảm thuế 7 năm. Số còn lại có lộ trình cắt giảm 3-5 năm.

Mặt hàng thuỷ sản: xoá bỏ ngay 50% số dòng thuế (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên). 50% số dòng thuế còn lại có lộ trình cắt giảm từ 3- 7 năm. Với cá da trơn, mức thuế giảm từ 6,8% hiện nay về 0% vào năm thứ 3 kể từ khi EVFTA có hiệu lực. Sản phẩm rau quả 520/556 dòng thuế về 0%, rau quả chế biến 85,6%; cà phê, hạt tiêu 93% dòng thuế về 0%; điều hưởng thuế 0% khi hiệp định có hiệu lực... Việc cắt giảm thuế quan là cơ hội với doanh nghiệp tuy nhiên cạnh tranh cũng khá lớn.

Lưu ý xuất xứ hàng hoá

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nhận định, doanh nghiệp phải đáp ứng quy tắc xuất xứ được quy định với từng nhóm sản phẩm mới tận dụng được EVFTA. “Hàng hoá của Việt Nam muốn được hưởng ưu đãi thuế quan thì phải có xuất xứ Việt Nam, nếu mượn Việt Nam là nơi trung chuyển thì không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU”, bà Hiền nhấn mạnh.

Đi vào thực tế, bà Hiền phân tích, đối với mặt hàng nông sản được phân thành hai loại hàng hóa có xuất xứ thuần túy và không thuần tuý. Như cà phê trồng tại Đắk Lắk được coi là sản phẩm có xuất xứ thuần túy của Việt Nam. Khi xuất khẩu sang EU sẽ được hưởng ưu đãi 0%. Nếu giống cà phê Thái Lan trồng tại Việt Nam thì cũng được coi là sản phẩm xuất xứ thuần túy. Ví dụ, về tiêu chí hạn mức nguyên liệu, đối với cà phê hòa tan, nguyên liệu sẽ có cà phê, sữa… Nếu doanh nghiệp sử dụng 100% nguyên liệu sữa từ Vinamilk thì sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan, nhưng nếu sử dụng sản phẩm sữa, đường nhập khẩu thì chỉ được tối đa 20%...

Không phải doanh nghiệp có chứng từ C/O xuất khẩu sang EU là xong, mà có thể sau 3- 5 năm, bên EU sẽ kiểm tra sau thông quan. Do đó, doanh nghiệp cần áp dụng các hướng dẫn của Bộ Công Thương liên quan đến bản kê khai về vùng nguyên liệu, diện tích, mùa vụ… ” bà Hiền lưu ý.

Có thể bạn quan tâm

  • Tìm lối đi cho nông sản xuất ngoại

    Tìm lối đi cho nông sản xuất ngoại

    02:00, 12/11/2020

  • Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang EU cần biết gì?

    Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang EU cần biết gì?

    08:00, 06/11/2020

  • Công ty cổ phần Lâm, nông sản thực phẩm Yên Bái (YFATUF):  Không để người lao động nghỉ giãn cách

    Công ty cổ phần Lâm, nông sản thực phẩm Yên Bái (YFATUF): Không để người lao động nghỉ giãn cách

    13:58, 02/11/2020

  • Chìa khoá đưa nông sản lên tầm cao mới

    Chìa khoá đưa nông sản lên tầm cao mới

    05:00, 20/10/2020

  • Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản bền vững

    Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản bền vững

    18:08, 15/10/2020

  • Lạc quan với mục tiêu xuất khẩu nông sản 41 tỷ USD năm 2020

    Lạc quan với mục tiêu xuất khẩu nông sản 41 tỷ USD năm 2020

    04:30, 12/10/2020

KHẮC LÃNG