QR code - con đường tất yếu để nông sản đi xa

THY HẰNG 21/01/2021 15:00

Truy xuất nguồn gốc trở thành con đường tất yếu, là “chìa khóa” đưa nông nghiệp Việt đến với thế giới.

Tuy nhiên, để thực hiện đúng quy chuẩn, ngành nông nghiệp vẫn còn khá nhiều việc để làm.

 Nhiều địa phương vẫn chưa cập nhật thông tin để làm truy xuất nguồn gốc về vùng trồng, cơ sở đóng gói…p/Ảnh: Dán tem truy xuất nguồn gốc tại HTX Phước An, TP HCM.

Nhiều địa phương vẫn chưa cập nhật thông tin để làm truy xuất nguồn gốc về vùng trồng, cơ sở đóng gói… Ảnh: Dán tem truy xuất nguồn gốc tại HTX Phước An, TP HCM.

Tổng thư kí Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, cơ quan chức năng của Trung Quốc đang tiến hành các thủ tục để yêu cầu các nhà xuất khẩu nông sản Việt Nam phải gắn mã QR code khi đưa sản phẩm vào thị trường này.

Doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị

Chia sẻ với DĐDN, nhiều doanh nghiệp cho biết không bất ngờ! Gần đây, Trung Quốc liên tục đưa ra các quy định nhằm siết chặt hoạt động xuất khẩu nông sản vào thị trường này. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã có chuẩn bị trước, sẵn sàng thay đổi để phù hợp với quy định của đối tác.

Cụ thể, từ năm 2018, phía Trung Quốc đã sớm ra yêu cầu hàng nông sản từ Việt Nam và Thái Lan phải có đầy đủ thông tin gồm tên sản phẩm hoa quả, nguồn gốc xuất xứ, tên hoặc mã số nhà xưởng đóng gói bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh.

Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thuộc Bộ NN&PTNT cho biết, phía Trung Quốc sớm đã có yêu cầu với nông sản Việt xuất khẩu vào thị trường này. Ví dụ như quả mít, yêu cầu bao gói là giấy xi măng sạch sẽ, đầy đủ tem nhãn về truy xuất nguồn gốc. Với dưa hấu, yêu cầu phải dán mã truy xuất nguồn gốc, ví dụ như mã QR code. Về cơ bản các loại quả xoài, nhãn, vải, chôm chôm, thanh long của Việt Nam đã đáp ứng khá tốt các quy định. “Hiện tại, phía Trung Quốc cho biết chúng ta cần hoàn thiện thêm về mặt tem nhãn. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn không chịu cập nhật thông tin, không liên lạc với các cơ quan có thẩm quyền để làm truy xuất về vùng trồng, cơ sở đóng gói…”, ông Hòa nói.

“Có thể nói, với doanh nghiệp lớn là không khó khăn. Tuy nhiên, đây lại là điểm khó với hàng triệu hộ nông dân canh tác trên những mảnh vườn có diện tích nhỏ khi đầu tư vào các quy trình kỹ thuật có liên quan đến khoa học công nghệ, kỹ thuật cao, quản lý nguồn gốc xuất xứ nông sản rất khó. Chưa kể đến, chi phí cho các hoạt động đầu tư này cũng rất tốn kém”, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T Group cho biết.

dsg

Để nông sản được mở rộng thị trường nhiều hơn nữa, việc truy xuất nguồn gốc trở thành con đường tất yếu.

Cần chuẩn dữ liệu

Đáng nói hơn, việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói cũng như truy xuất nguồn gốc còn ít nhưng đã xuất hiện hành vi gian lận. “Tính trung thực của dữ liệu truy xuất nguồn gốc hiện tại vẫn chưa được đảm bảo toàn diện trong quá trình vận hành hệ thống. Nguyên nhân nằm ở thời điểm phát sinh dữ liệu và ghi nhận diễn ra không đồng thời”, bà Đặng Thị Phương Ninh, Tổng Giám đốc Công ty Cofidec chia sẻ.

Thực tế, việc truy xuất nguồn gốc muốn làm đúng phải có sự kiểm soát chặt chẽ và thống nhất từ khâu nuôi trồng, thu hoạch, vận chuyển, đưa ra thị trường... Tuy nhiên, tại Việt Nam mỗi quy trình lại do một đơn vị quản lý khác nhau, nhất là khi hàng hóa thực phẩm ra thị trường, cơ quan chức năng chỉ tập trung kiểm tra an toàn thực phẩm là chính.

Chính vì lẽ đó dù các hệ thống truy xuất nguồn gốc từ mã QR đến mã số, mã vạch tuy đã đưa vào triển khai thực tế trong nhiều năm, nhưng vẫn không thu hút được sự quan tâm quá lớn từ người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp.

Theo chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy, ngành nông nghiệp cần xây dựng các quy định cụ thể về thông tin cần truy xuất (độ rộng) và mức độ truy xuất đến tác nhân nào, cụ thể ra sao để tạo tính đồng nhất của thông tin. Cùng với đó đưa ra chuẩn cơ sở dữ liệu để có thể đồng bộ hóa dữ liệu lớn nhằm tăng cường quản lý thông qua quy định chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc đạt chuẩn.

Ngành nông nghiệp cần phải quy hoạch vùng trồng trái cây, đầu tư công nghệ chế biến, công nghệ sinh học bảo quản. Để nông sản được mở rộng thị trường nhiều hơn nữa, việc truy xuất nguồn gốc trở thành con đường tất yếu, là chìa khóa đưa nông nghiệp Việt vươn xa, nó như một lời cam kết về chất lượng nông sản Việt với thế giới.

Ông Bùi Bá Chính – Phụ trách Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia:

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 100/2019 giao cho Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các Bộ và UBND trên 63 tỉnh thành thống nhất hệ thống truy xuất nguồn gốc trong các sản phẩm quản lý của bộ mình để kết nối với Cổng thông tin truy xuất quốc gia. Các bộ ngành có thể tự xây dựng cổng truy xuất nguồn gốc, qua đó cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia có thể mở các cổng để doanh nghiệp sản xuất, vận chuyển, bán lẻ có thể kế nối để truy xuất.

GS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội giống cây trồng:

Ngành nông nghiệp cần thực hiện chuẩn hóa thông tin truy xuất cvà có thể mức độ truy xuất đến từng hộ/vùng sản xuất, tiến tới đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu, tăng khả năng tương tác giữa các tác nhân, tăng tính minh bạch và phục vụ quản lý nhà nước. Đặc biệt, chúng ta cần xây dựng quy định chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc đạt chuẩn để định danh sản phẩm, xây dựng hệ thống định danh hộ/đơn vị sản xuất, áp dụng mã đơn vị hành chính định danh vùng sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

  • Khởi nghiệp với nông sản Việt

    Khởi nghiệp với nông sản Việt

    04:25, 16/01/2021

  • RCEP: Cơ hội thúc đẩy chuỗi giá trị nông sản Việt Nam

    RCEP: Cơ hội thúc đẩy chuỗi giá trị nông sản Việt Nam

    15:34, 15/01/2021

  • Bệ đỡ giúp nông sản Việt xâm nhập thị trường ngoại

    Bệ đỡ giúp nông sản Việt xâm nhập thị trường ngoại

    02:00, 23/12/2020

  • Làm sao để nông sản Việt “chiếm lĩnh” thị trường tiêu dùng Việt?

    Làm sao để nông sản Việt “chiếm lĩnh” thị trường tiêu dùng Việt?

    00:13, 30/11/2020

THY HẰNG