Triển vọng kinh tế Việt Nam: Động lực tăng trưởng 2021

PHÓ THỊ KIM CHI - Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia 21/02/2021 11:00

Xem xét bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2021, một số động lực tăng trưởng của năm 2020 vẫn sẽ tiếp tục trở thành động lực của 2021 và những năm tiếp theo.

LTS: Năm 2021, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ đạt tăng trưởng cao hơn năm 2020. Những biện pháp kịp thời và hiệu quả đã giúp Việt Nam giữ được ổn định kinh tế vĩ mô. Đây cũng là nền tảng cho quá trình phục hồi kinh tế trong năm 2021 và trung hạn 2021- 2025.

 Ngành chế biến gắn với thế mạnh nông sản sẽ là động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế.p/Ảnh: Chế biến tôm xuất khẩu ở Công ty Cafatex, Hậu Giang. Ảnh: Quốc Tuấn

Ngành chế biến gắn với thế mạnh nông sản sẽ là động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Chế biến tôm xuất khẩu ở Công ty Cafatex, Hậu Giang. Ảnh: Quốc Tuấn

Các động lực truyền thống năm 2021 sẽ trong xu hướng hồi phục: Về phía cung, ngành chế biến, chế tạo dự báo sẽ tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng với việc nhu cầu thế giới và trong nước trên đà hồi phục, dự báo tăng trưởng của nhóm ngành chế biến chế tạo sẽ đạt cao và đóng góp chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng toàn nền kinh tế. Cùng với sự hồi phục khu vực công nghiệp xây dựng, khu vực dịch vụ có nhiều khả năng phục hồi chủ yếu ở nhóm ngành bán buôn, bán lẻ.

Về phía cầu, tiêu dùng nội địa trở thành động lực giúp hồi phục một số ngành kinh tế quan trọng. Sự gia tăng đầu tư, dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài giúp hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp hồi phục. Mặc dù xuất khẩu sẽ kéo theo việc tăng nhập khẩu, qua đó làm giảm đóng góp của xuất khẩu ròng đến tăng trưởng, nhưng việc tăng các đơn hàng do nhu cầu thế giới hồi phục sẽ là điều kiện giúp doanh nghiệp xuất khẩu trong nước gia tăng sản xuất.

fds

Tiếp tục đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công vào các công trình quy mô lớn, có sức lan tỏa lớn là một trong những động lực tăng trưởng cho nă 2021.

Một số động lực khác cho tăng trưởng 2021 có thể kể đến là: Các chính sách hỗ trợ nền kinh tế sau đại dịch, tiếp tục đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công vào các công trình quy mô lớn, có sức lan tỏa lớn; niềm tin của người dân đang được củng cố, những nỗ lực thay đổi chính sách của bộ máy chính quyền mới sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đều có thể trở thành những động lực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế 2021.

Ngoài ra, một số xu hướng mới được đẩy nhanh hơn sau đại dịch COVID-19 như xu hướng chuyển đổi kinh tế số, tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử đều có thể sẽ làm tăng hiệu quả tại một số ngành/lĩnh vực.

Có thể bạn quan tâm

  • [eMagazine] Kinh tế Việt Nam 5 năm tới: Giải pháp để phục hồi và tăng tốc

    [eMagazine] Kinh tế Việt Nam 5 năm tới: Giải pháp để phục hồi và tăng tốc

    05:00, 20/02/2021

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 19/02: Triển vọng kinh tế Việt Nam

    ĐIỂM BÁO NGÀY 19/02: Triển vọng kinh tế Việt Nam

    06:05, 19/02/2021

  • Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc: Lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam

    Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc: Lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam

    11:11, 17/02/2021

  • Kinh tế Việt Nam “năm COVID thứ hai” (kỳ III): Những ưu tiên phát triển dài hạn

    Kinh tế Việt Nam “năm COVID thứ hai” (kỳ III): Những ưu tiên phát triển dài hạn

    04:00, 15/02/2021

  • VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Kinh tế Việt Nam 2021-2030: Tạo đà bứt phá

    VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Kinh tế Việt Nam 2021-2030: Tạo đà bứt phá

    05:30, 13/02/2021

  • Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J.Kritenbrink:

    Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J.Kritenbrink: "Chúng tôi rất lạc quan về nền kinh tế Việt Nam!"

    12:13, 12/02/2021

  • Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021?

    Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021?

    15:41, 20/01/2021

PHÓ THỊ KIM CHI - Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia