Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021?

Diendandoanhnghiep.vn Ở kịch bản cơ sở, GDP năm 2021 của Việt Nam có thể đạt khoảng 6,17%, CPI trung bình khoảng 3,8%. Đối với kịch bản khả quan, tăng trưởng GDP có thể đạt 6,72%, CPI trung bình khoảtng 4,2%.

Tại Hội thảo "Kinh tế Việt Nam trong trung hạn 2021-2025: Phục hồi và tăng tốc" ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết, tăng trưởng GDP năm 2020 giảm còn 2,91% so với con số 6,5-7% được dự báo trước đại dịch. Mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 không hoàn thành.

Đối với kịch bản khả quan, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 có thể đạt 6,72%, CPI trung bình khoảng 4,2%.

Ở kịch bản khả quan, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 có thể đạt 6,72%, CPI trung bình khoảng 4,2%.

Hai kịch bản tăng trưởng 2021

“Covid-19 tác động nghiêm trọng không chỉ về kinh tế vĩ mô mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng doanh nghiệp và hộ gia đình. Các doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng và đang phải vật lộn để tồn tại”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương chia sẻ.

Tuy vậy, những biện pháp kịp thời và hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch đã giúp Việt Nam giữ được ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, Covid-19 cũng hình thành hoặc đẩy nhanh nhiều xu hướng mới, định hình lại các dòng tài chính quốc tế, thương mại và đầu tư, đặc biệt là chuyển dịch chuỗi cung ứng, tạo ra nhiều thách thức và cả cơ hội phục hồi kinh tế trong dài hạn.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, việc tận dụng được những cơ hội mới để phục hồi kinh tế năm 2021 và bứt phá trong giai đoạn 2021-2025 có ý nghĩa quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, dự báo về các kịch bản tăng trưởng kinh tế trong trung hạn 2021-2025, TS.Đặng Đức Anh - Phó Giám đốc, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia cho biết, trên cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021 với nhiều khả năng sẽ đạt mức cao trở lại.

Ở kịch bản cơ sở, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt khoảng 6,17%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trung bình khoảng 3,8%. Kịch bản này diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới hồi phục, khi đại dịch Covid-19 dần được khống chế.

Đối với kịch bản khả quan, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 có thể đạt 6,72%, CPI trung bình khoảng 4,2%. Kịch bản diễn ra trong điều kiện kinh tế thế giới phục hồi nhanh. Nền kinh tế Mỹ lớn nhất thế giới tăng trưởng trên 3,5%; kinh tế Trung Quốc có thể đạt mức tăng trưởng 6-8%.

Tuy nhiên, để đạt mức tăng trưởng ở cả hai kịch bản này, nền kinh tế Việt Nam còn không ít  rào cản phải vượt qua khi nhiều khó khăn nội tại chưa được giải quyết dứt điểm.

Những hành động chính

Cụ thể, cần kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và giảm thiểu tổn thất do đại dịch gây ra; tiếp tục các biện pháp hỗ trợ kinh tế và an sinh xã hội; đồng thời sớm triển khai các giải pháp kích thích kinh tế hơn là chỉ đơn thuần hỗ trợ.

Trong ngắn hạn, tiếp tục thúc đẩy việc triển khai cac dự án đầu tư công và tận dụng các cơ hội mở cửa thị trường khi cơ hội đến từ các Hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và định hình lại chuỗi cung ứng. Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng các quy trình ứng phó tự động cho các trường hợp khẩn cấp để có thể kích hoạt ngay khi có khủng hoảng hay đại dịch hoặc các thảm họa khác xảy ra.

Trong năm 2021, cần tập dụng cơ hội để tái cơ cấu một số lĩnh vực cốt lõi như du lịch, logistics, chuyển đổi số

Trong năm 2021, cần tập dụng cơ hội để tái cơ cấu một số lĩnh vực cốt lõi như du lịch, logistics, chuyển đổi số...

Theo các chuyên gia, Nhà nước nên tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, tập trung kích cầu một số ngành, lĩnh vực như du lịch, bán lẻ, vận tải, lưu trú và ăn uống…

Trong năm 2021, cần tập dụng cơ hội để tái cơ cấu một số lĩnh vực cốt lõi như du lịch, logistics, chuyển đổi số và thương mại điện tử…

Bà Caitlin Wiesen, Đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đề xuất 4 hành động chính để có thể giúp Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau dịch COVID-19 và không để ai ở lại phía sau, thông qua việc đảm bảo rằng, thứ nhất, tốc độ tăng trưởng nhanh của các mặt hàng xuất khẩu chế tạo là động lực chính tạo ra việc làm bền vững, tăng năng suất và thu nhập.

Thứ hai, đảm bảo hài hòa cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, bằng cách chuyển đổi nền kinh tế, bao gồm cả sản xuất và tiêu dùng theo hướng tăng trưởng xanh và tiết kiệm năng lượng.

Thứ ba, phát triển thị trường vốn trong nước và nâng cao hiệu lực và hiệu quả sử dụng tất cả các nguồn lực tài chính phát triển để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Thứ tư, tiếp tục áp dụng phương pháp quản trị 3A bao gồm (dự đoán, thích ứng và nhanh nhạy) để tạo môi trường thuận lợi cho việc thử nghiệm và tạo ra các giải pháp sáng tạo của và do người dân và các tổ chức ở Việt Nam triển khai. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714192151 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714192151 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10