KINH TẾ "HẬU VACCINE": Không gian chính sách không còn rộng rãi!
Nhận định nguồn lực tài khóa hạn hẹp, cùng với chính sách tiền tệ năm 2021 sẽ giảm hiệu quả đáng kể, chuyên gia cho rằng không gian chính sách không còn rộng rãi như năm 2020.
LTS: Việt Nam đã đón nhận lô vaccine nhập khẩu vào ngày 24/2. Nhưng thế giới hậu vắc xin không đồng nghĩa với việc thế giới hậu đại dịch và các nền kinh tế trên toàn cầu trở lại sức tăng trưởng bình thường.
Báo cáo Cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 2/2021 của Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây cũng lưu ý, nếu khủng hoảng tiếp tục kéo dài, chính phủ có thể cần cân nhắc hỗ trợ nền kinh tế thêm bằng biện pháp tài khóa và tiền tệ.
Đồng tình, chuyên gia Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới nhấn mạnh, chính sách hữu ích nhất trong bối cảnh hiện nay là các chính sách trọng cung, nhằm củng cố các yếu tố nền tảng của nền kinh tế. Ông Sơn nhận định, thực sự doanh nghiệp sản xuất ít có nhu cầu vay vốn khi sản xuất ngưng trệ và đơn hàng gặp khó, trong khi đó giảm lãi suất tạo “bong bóng tài sản” nguy hiểm trên thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Thay vào đó, ông Sơn cho rằng, tập trung hơn vào các gói chính sách hỗ trợ tiền tệ - tín dụng, tiếp tục duy trì gói chính sách tài khóa thông qua thuế, tiền sử dụng đất. Bên cạnh đó cần cân nhắc cắt giảm kinh phí công đoàn để hỗ trợ doanh nghiệp.
Nhưng nhiều chuyên gia đã cảnh báo cần thận trọng khi áp dụng gói chính sách tài khóa, đặc biệt giảm thuế với gói hỗ trợ lần 2. Theo ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), các chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp được ban hành được kỳ vọng có những tác động tích cực,tạo niềm tin cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc duy trì các chính sách này lần 2 cần với “phương thức điều hành khác biệt”. “Chú trọng hơn đến các chính sách hỗ trợ về tín dụng, tập trung triển khai cho vay lãi suất ưu đãi cho một số đối tượng rõ ràng, minh bạch, có lộ trình kết thúc cụ thể. Xem xét cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi thấp hơn thị trường khoảng 2%/năm nhưng chỉ cho một số doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính trong một số lĩnh vực như vận tải, du lịch, dệt may, da giày, giáo dục...”, TS. Phạm Thị Tường Vân - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề xuất.
Có thể bạn quan tâm
KINH TẾ "HẬU VACCINE": Nỗi lo lạm phát
11:10, 03/03/2021
ĐIỂM BÁO NGÀY 03/03: Kinh tế "HẬU VACCINE"
06:00, 03/03/2021
HÀNH TRÌNH ĐỔI MỚI (Bài 8): Kinh tế thị trường và nhà nước kiến tạo
04:55, 03/03/2021
Thúc đẩy kinh tế tư nhân (Kỳ 3): Tìm động năng mới
11:23, 27/02/2021
Thúc đẩy kinh tế tư nhân (Kỳ 2): Xóa định kiến “kinh tế tư nhân”
11:00, 26/02/2021
Thúc đẩy kinh tế tư nhân (Kỳ 1): Hướng tới môi trường bình đẳng
11:00, 25/02/2021
Chìa khóa thúc đẩy phục hồi kinh tế bền vững ở Đông Á
11:00, 25/02/2021