Dù công cuộc đổi mới tại Việt Nam đã trải qua nhiều thập niên, nhưng xã hội chúng ta vẫn còn quá nhiều thành kiến với kinh tế tư nhân.
LTS: Suốt 35 năm đổi mới, kinh tế tư nhân với hàng loạt doanh nghiệp ngày một lớn mạnh nhưng chưa thực sự xứng với tiềm năng. Vì thế Chính phủ đang xây dựng Đề án Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế với những chính sách mạnh mẽ thích hợp để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển trên bình diện quốc gia.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng bày tỏ quan điểm rằng: "Nếu doanh nghiệp tư nhân nào làm tốt, đóng góp thiết thực cho đất nước phát triển, đặc biệt những doanh nghiệp công nghệ, nên thưởng huân chương bậc cao cho những doanh nghiệp ấy". Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định: "Chúng ta không hề phân biệt giữa kinh tế tư nhân và nhà nước, chúng ta bình đẳng các thành phần kinh tế".
Từ con số 0 tròn trĩnh, khối doanh nghiệp tư nhân, trong đó có những doanh nghiệp nhà nước, đã cổ phần hóa với sự tham gia của vốn tư nhân, nỗ lực vươn lên và đóng góp đến 40% tổng GDP của quốc gia.
Tuy nhiên trong thực tế, tư duy "ban - cho", sự không bình đẳng trong quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp vẫn đang tồn tại, thành kiến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa được loại bỏ. Chính cái định kiến có phần "bất công" về việc cổ phần hóa, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước đang là rào cản làm tắc nghẽn quá trình phát triển hiện nay.
Từ năm 2017 đến nay, thực hiện phương châm đổi mới sáng tạo trong quản lý nhà nước, Chính phủ đã sử dụng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (chỉ số GII) như một công cụ quản lý điều hành quan trọng, đồng thời đã phân công các bộ, ngành, địa phương cải thiện chỉ số này. Nhờ đó, chỉ số GII của Việt Nam những năm qua đã liên tục được cải thiện, từ vị trí 59 (năm 2016) lên vị trí 42 (năm 2019 và năm 2020).
Sự sợ hãi "vào tay tư nhân" đang làm trùm mền, đóng băng hàng loạt dự án mà không ai can đảm đứng ra giải quyết để có thể khơi thông dòng chảy của dòng vốn, phát huy được hiệu quả mà kinh tế tư nhân.
Với kỳ vọng đón "đại bàng", những doanh nghiệp lớn trên thế giới đến Việt Nam đầu tư làm ăn, ngoài chuyện "lót ổ" bằng hạ tầng hoàn chỉnh, thủ tục đơn giản, đã đến lúc mà câu nói của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tại Đại hội 6 của ĐỔI MỚI đến nay vẫn còn nguyên giá trị: "Cái cần đổi mới trước hết chính là đổi mới tư duy".
Có thể bạn quan tâm
Thúc đẩy kinh tế tư nhân (Kỳ 1): Hướng tới môi trường bình đẳng
11:00, 25/02/2021
Thúc đẩy kinh tế tư nhân: Tìm động năng mới
16:23, 23/02/2021
Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 5): Khẳng định vị thế “sếu đầu đàn”
04:00, 18/02/2021
Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 4): 4.0, Chiến tranh thương mại, Dịch bệnh và định hướng cho nền kinh tế tư nhân
06:28, 17/02/2021
Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 3): “Vai chính” của nền kinh tế
05:00, 16/02/2021
Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 2): Bệ đỡ từ chính sách
04:00, 15/02/2021
Động lực kinh tế tư nhân (Kỳ 1): Xóa rào cản, bỏ định kiến
11:00, 13/02/2021