“Khẩu vị” M&A của người Thái: M&A để phòng ngừa rủi ro

NGUYỄN CHUẨN 13/03/2021 11:00

Bất chấp đại dịch COVID-19, các thỏa thuận mua bán và sáp nhập lớn (M&A) của các “đại gia” Thái Lan trong năm 2020 vẫn được triển khai mạnh mẽ.

LTS: Các đại gia của Thái Lan đang nhắm đến các công ty của Việt Nam và Indonesia. “Khẩu vị” thâu tóm của người Thái rất rõ ràng, nhắm đến các công ty đầu ngành của các lĩnh vực. Vậy các doanh nghiệp Việt có chiến lược đối phó ra sao?

 Hoạt động M&A của Thái Lan các năm gần đây. Nguồn: Bangkok Post.

Hoạt động M&A của Thái Lan các năm gần đây. Nguồn: Bangkok Post.

Theo công ty tư vấn quốc tế KPMG – một trong Bigfour của ngành kiểm toán toàn cầu, đầu năm 2020, các hoạt động M&A của Thái Lan đã diễn ra mạnh mẽ với nhiều giao dịch. Vào tháng 3 năm 2020, Charoen Pokphand Group (CP Group), tập đoàn kinh doanh nông nghiệp lớn nhất Thái Lan, cũng đã thắng trong cuộc đấu giá cạnh tranh để mua lại các hoạt động châu Á của Tesco tại Thái Lan và Malaysia với giá khoảng 10,6 tỷ USD, đây là một trong những thương vụ mua lại lớn nhất của Thái Lan.

Tờ Bangkok Post đã đưa tin, đây là một “cuộc chiến tam quốc” giữa những gã khổng lồ bán lẻ của Thái Lan để giành lấy thị phần ở châu Á của tập đoàn bán lẻ có trụ sở tại Anh, cuối cùng CP chiến thắng trong một thỏa thuận trị giá hơn 10 tỷ USD.

fs

Charoen Pokphand Group (CP Group), tập đoàn kinh doanh nông nghiệp lớn nhất Thái Lan, cũng đã thắng trong cuộc đấu giá cạnh tranh để mua lại các hoạt động châu Á của Tesco tại Thái Lan và Malaysia với giá khoảng 10,6 tỷ USD.

Việc tăng cường mạnh mẽ các thương vụ M&A ở nước ngoài đang cho thấy một xu hướng đầu tư mới của các tập đoàn tư nhân và tỷ phú Thái Lan. Các chuyên gia phân tích cho rằng, bản thân thị trường Thái Lan không còn nhiều dư địa tăng trưởng, do thị trường nội địa đã trở nên chật hẹp với các tập đoàn tư nhân khổng lồ có lịch sử phát triển hàng trăm năm.

Trong khi đó, Financial Times lại cho rằng, làn sóng các tập đoàn Thái Lan đầu tư ra nước ngoài xuất phát từ mong muốn tăng cường năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa danh mục đầu tư, và phòng ngừa những rủi ro của nền kinh tế trong nước vốn luôn phải đối mặt với rủi ro chính trị kinh niên.

Có thể nói, đã từ lâu chính phủ Thái Lan luôn có những chính sách khuyến khích các tập đoàn tư nhân lớn tìm kiếm cơ hội ở thị trường các nước ASEAN và dành nhiều hỗ trợ từ rút gọn các thủ tục đầu tư ra nước ngoài đến việc sẵn sàng bảo lãnh, hỗ trợ tín dụng cho các tập đoàn tư nhân. Điều này được cho là những động lực lớn cho các doanh nghiệp Thái Lan khi M&A tại nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm

  • “Khẩu vị” M&A của người Thái: Cảnh báo từ thị trường nhựa

    “Khẩu vị” M&A của người Thái: Cảnh báo từ thị trường nhựa

    04:00, 13/03/2021

  • "Khẩu vị” M&A của người Thái: “Trồng cây cho người Thái hái”?

    11:00, 11/03/2021

  • “Người Thái” tiếp tục thôn tính

    “Người Thái” tiếp tục thôn tính

    11:53, 26/02/2021

  • Điểm danh loạt thương hiệu Việt lớn rơi vào tay người Thái

    Điểm danh loạt thương hiệu Việt lớn rơi vào tay người Thái

    16:19, 22/06/2020

  • Sabeco tăng trưởng khả quan từ khi về tay người Thái

    Sabeco tăng trưởng khả quan từ khi về tay người Thái

    07:21, 15/08/2019

NGUYỄN CHUẨN