Mặc kệ điện gió tự xoay
Một miếng đất rẫy 500 m2 ở huyện miền núi Hướng Hóa - Quảng Trị, tương đương 1 sào Trung bộ bị hét giá đền bù 4 tỷ đồng nếu muốn giải phóng mặt bằng làm điện gió.
Nhiều diện tích không có giấy tờ rõ ràng nhưng “chủ đất” sử dụng khu vực nối giữa các tuabin đòi 11 tỷ đồng/hecta mới chấp nhận giải tỏa. Đó là phản ánh của đại diện Công ty CP điện gió Khe Sanh – chủ đầu tư dự án Nhà máy điện gió Amaccao 1 Quảng Trị đang gặp phải.
Đấy là những “cái giá” không tưởng, gấp hàng nghìn lần giá đền bù theo quy định của nhà nước, gấp hàng trăm lần giá thị trường trôi nổi. Nhưng tình ngay lý gian, không ai khác ngoài các doanh nghiệp đã trót xuống tiền cho dự án phải ngậm đắng để triển khai nốt phần còn lại của dự án.
Nhiều dự án điện gió xuất hiện rầm rộ ở vùng cao Quảng Trị trong vài năm trở lại đây, theo lời kêu gọi tha thiết của địa phương và chủ trương lớn của Chính phủ. Nhiều vùng “chết” ở cổng trời Hướng Hóa thay thịt đổi da, Quảng Trị đầy tiềm năng trở thành trung tâm năng lượng tái tạo.
Nhưng “đinh” đã mọc lên dưới “thảm đỏ”. Nếu không nhổ - ai dám đến Quảng Trị đầu tư? Nhưng, ai sẽ nhổ? Mặc nhiên, doanh nghiệp sẽ không đủ thời gian và công sức để “làm việc” với người dân, đặc biệt là người thiểu số vùng cao.
Ban Dân tộc tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội và chính quyền địa phương hãy là cầu nối giải quyết bằng tư tưởng. Muốn giải phóng mặt bằng, phải giải phóng môi trường đầu tư, lắm khi, đấy không đơn thuần là cắt giảm thủ tục hành chính, mà còn là chính sách “mềm” đồng thuận trong dân.
Có thể bạn quan tâm
Điện gió gặp khó vì các luật “vênh” nhau
14:30, 14/05/2021
Giải bài toán tài chính cho dự án điện gió gần bờ
05:00, 11/05/2021
Khánh thành Nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam
21:27, 17/04/2021
Cần có phương án sử dụng tối đa nguồn điện gió
03:45, 07/04/2021
Điện gió có thể bị cắt giảm công suất ở mức cao
04:00, 26/03/2021
GE hợp tác phát triển dự án điện gió thứ hai tại Bình Thuận
10:07, 24/03/2021