Góc nhìn đa chiều từ tác động COVID-19

NGUYỄN VIỆT 12/07/2021 16:37

Từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, Việt Nam có thêm hơn 20 khu công nghiệp được lấp đầy và vẫn đang thiếu đất để cho FDI vào thuê. Như vậy, ở góc độ này COVID-19 là tích cực với Việt Nam.

Đó là chia sẻ của chuyên gia kinh tế Lê Xuân Bá chia sẻ tại Lễ Công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam 2020 với chủ đề chuyên sâu về ‘Đầu tư và tăng trưởng trong bố cảnh đại dịch COVID-19”, do trường Đại học Thương mại tổ chức, ngày 12/7.

COVID-19 còn thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam.

COVID-19 còn thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam.

Đánh giá về báo cáo, ông Bá đánh giá đây là báo cáo tương đối cân bằng về nhận xét, đánh giá về những tác động từ COVID-19. Bởi nhiều nơi khi nói về tác động COVID-19, phần nhiều chỉ nhìn thấy những tác động tiêu cực. Theo ông Bá điều nay chưa hẳn đã đúng, vì dưới các góc phân tích khác thì COVID-19 còn có những điều tích cực.

Đơn cử, với Việt Nam, do việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, các nước trên thế giới nhận thấy không nên quá phụ thuộc vào một một nước như Trung Quốc, cho nên FDI đã chuyển từ Trung Quốc và các nước khác đi nhiều nơi, trong đó Việt Nam là nơi được hưởng lợi. “Khi xảy ra đại dịch COVID-19 từ cuối năm 2029, đầu năm 2020, Việt Nam có thêm hơn 20 khu công nghiệp được lấp đầy và vẫn đang thiếu đất để cho FDI vào thuê. Như vậy, ở góc độ này COVID-19 là tích cực với Việt Nam” - ông Bá nói.    

Bên cạnh đó, COVID-19 còn thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam mạnh mẽ hơn, như học online, họp online... thậm chí còn thay đổi rất nhiều trong lối sống cũng như sản xuất của người Việt Nam.

Như vậy, báo cáo tương đối cân bằng khi phân tích những tác động của COVID-19, không như nhiều báo cáo hay nghiên cứu khác vẫn có những thiên lệch không tích cực mà chủ yếu là tiêu cực”, ông Bá bày tỏ.

Vẫn theo ông Bá, trong bối cảnh COVID-19 hiện nay, Việt Nam cũng đã có những thành tích rất ấn tượng trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Tuy nhiên, ông Bá kiến nghị cần phải nhìn cân bằng hơn nữa, thành tích là rất đáng ghi nhận, những phải phân tích sâu hơn những điểm yếu để điều chỉnh.

Ông Bá nêu ví dụ, đầu tư nhà nước tăng 14,5%, còn tư nhân chỉ tăng 3,1%. Điều này nhìn thì tốt nhưng sẽ tạo ra nguy cơ, vì đầu tư nhà nước sẽ “chèn ép” đầu tư tư nhân. “Đầu tư nhà nước có thể xảy ra tình trạng lãng phí, thất thoát, tham ô, mất cán bộ, mất tiền... có thể từ đây mà ra”, ông Bá thẳng thắn.

Muốn bứt phá thì quyết tâm phải đi cùng với hành động lớn.

Muốn bứt phá thành công, bên cạnh quyết tâm cao thì phải đi cùng với hành động lớn.

Bình luận về vấn đề này, PGS,TS. Hà Văn Sự, Trưởng khoa Kinh tế, Luật (Đại học Thương mại) cho biết, vấn đề đầu tư công cần phải tính toán cho phù hợp với “sức khỏe” của nền kinh tế, phù hợp với diễn biến tình hình kinh tế thế giới.

Về phát triển kinh tế tư nhân, theo PGS,TS. Hà Văn Sự, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua bài học kinh nghiệm của năm 2020 đã cho thấy, thị trường, tiêu dùng nước và kinh tế tư nhân sẽ là yếu tố rất quan trọng để giảm bớt tác động tư bên ngoài.

Có điểm nữa trong báo cáo ông Bá đề xuất, đó là mô hình tăng trưởng theo chiều sâu ở Việt Nam đã phát huy tác dụng. Ông Bá cho rằng, cần đánh giá lại vì thực tế nguồn tăng trưởng của Việt Nam cơ bản chưa thay đổi, nền kinh tế chủ yếu gia công xuất khẩu.

“Có thể có những tiến bộ, kết quả nhất định nhưng nếu nhận định mô hình tăng trưởng theo chiều sâu đã phát huy tác dụng thì còn hơi sớm”, ông Bá bày tỏ.

Theo ông Bá, muốn làm được điều này thì phải có một quyết tâm rất lớn, thậm chí chấp “trả giá”. Đơn cử, những doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ lạc hậu thì chúng ta có cho đóng cửa hay không? Nếu đóng thì người lao động bị mất việc và gây thất thu ngân sách. “Nhưng nếu không làm thì không thể đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu”, ông Bá nhận định.

Và để Việt Nam tăng trưởng, phát triển trong thời gian tới, theo ông Bá, Việt Nam chỉ còn con đường quyết liệt đổi mới, vì thời gian qua đổi mới đã đạt nhiều bước tiến dài nhưng vẫn chưa thật sự mạnh mẽ.

“Muốn bứt phá thì quyết tâm phải đi cùng với hành động lớn. Đơn cử, muốn phát triển mạnh mẽ thì phải có cực tăng trưởng, chứ không thể dàn hàng ngang cùng tiến”, ông Bá nói.

Được biết, đây là báo cáo lần thứ 3 được công bố và nằm trong chuỗi báo cáo xuất bản hàng năm nhằm tổng kết các vấn đề kinh tế và thương mại lớn một năm qua, nhấn mạnh vào những vấn đề nổi bật trong năm, đồng thời đề xuất các chính sách liên quan.

Báo cáo thường niên Kinh tế và Thương mại Việt Nam được nghiên cứu dựa trên những số liệu và minh chứng có chọn lọc từ các tổ chức cung cấp dữ liệu chính thống và tin cậy. Nghiên cứu những vấn đề  ngắn hạn nhưng trong tầm nhìn trung và dài hạn với cấu trúc thống nhất, bao gồm bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam, các khía cạnh quan trọng phản ánh tình hình kinh tế và thương  mại vĩ mô hàng năm...

Có thể bạn quan tâm

  • Thay đổi diện mạo khối Tài chính Ngân hàng sau COVID-19

    Thay đổi diện mạo khối Tài chính Ngân hàng sau COVID-19

    11:20, 12/07/2021

  • Ngấm đòn COVID-19, thị trường bất động sản xuất hiện làn sóng

    Ngấm đòn COVID-19, thị trường bất động sản xuất hiện làn sóng "cắt lỗ"

    05:00, 12/07/2021

  • Tiền Giang: Huy động mọi nguồn lực để chống dịch COVID-19

    Tiền Giang: Huy động mọi nguồn lực để chống dịch COVID-19

    04:31, 12/07/2021

  • Phát triển bền vững sẽ là “vaccine” của doanh nghiệp giữa bão Covid

    Phát triển bền vững sẽ là “vaccine” của doanh nghiệp giữa bão Covid

    14:39, 11/07/2021

  • GÓC NHÌN: Giấy xét nghiệm COVID-19 “làm khó” người dân

    GÓC NHÌN: Giấy xét nghiệm COVID-19 “làm khó” người dân

    03:05, 11/07/2021

  • Tập đoàn Viettel:Triển khai nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 toàn quốc

    Tập đoàn Viettel:Triển khai nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 toàn quốc

    18:44, 10/07/2021

NGUYỄN VIỆT