Giữ sức khỏe cho doanh nghiệp: Duy trì chuỗi cung ứng cho sản xuất
Để doanh nghiệp có thể phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ hơn thì phải giữ được doanh nghiệp còn tồn tại, giữ được khách hàng, giữ được vị trí trong chuỗi cung ứng.
LTS: Đợt dịch lần thứ 4 có tác động tàn phá mạnh mẽ gấp nhiều lần so với các đợt dịch trước. Con số hơn 70.000 doanh nghiệp phải rời thương trường trong nửa đầu năm 2021 minh chứng điều đó. Vì thế, hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp đang cần tiếp sức để có thể tiếp tục chuỗi sản xuất kinh doanh.
Giãn cách xã hội khiến nhiều doanh nghiệp phía Nam lâm vào nguy cơ mất công nhân lao động, mất đơn hàng, tức khách hàng và thị trường, đứt chuỗi cung ứng.
Nguy cơ kép
Hàng loạt doanh nghiệp đã phải thông báo tiếp tục tạm ngừng hoạt động, tạm ngưng sản xuất, gián đoạn có thời hạn… cho thấy mối nguy lớn này. Nguyên nhân chính vẫn nằm ở: Giãn cách xã hội kéo dài khiến logistic và các thủ tục không thuận lợi, hoạt động của ngành logistic giật cục vì chính sách cục bộ, không thông suốt, không “xanh luồng” ở nhiều địa phương, nói nôm na như đại diện Hiệp hội logistic Việt Nam là “một khóa 4 chìa”.
Nghiêm trọng và sâu xa nhất là vấn đề về làm thế nào để đảm bảo an toàn cho công nhân, duy trì được lực lượng sản xuất khi nhiều công nhân sợ rủi ro lây nhiêm đã không vào nhà máy, mô hình “3 tại chỗ” bộc lộ nhiều bất cập”. Theo đó, doanh nghiệp khó có thể đảm bảo hoạt động thông suốt, đủ năng suất để đáp ứng các đơn hàng đã ký, nguy cơ đền đơn hàng cũ, không thể ký mới, mất khách hàng, mất thị trường, mất vị trí trong chuỗi cung ứng… hiện hữu.
Giải pháp để “sống chung” cùng virus?
Không có quốc gia nào muốn sống chung cùng đại dịch. Nhưng dù muốn hay không cũng sẽ phải tìm được phương án để đẩy lùi đại dịch và thích ứng, ứng phó được các đợt tấn công của virus, với các biến thể mới, trên thế chủ động. Do đó, Chính phủ đã sớm xác định 5K + vaccine, vũ khí chống COVID-19 và phục hồi kinh tế.
Ngay từ bây giờ, ở các khu vực đang rất cần được ưu tiên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, với an sinh xã hội của hàng trăm ngàn lao động, với tương lai của Việt Nam sau thời giãn cách, vì thế hơn lúc nào, càng cần được ưu tiên vaccine. Đây đã là câu chuyện được nói nhiều nên xin không bàn lại.
Bên cạnh đó, những bất cập của mô hình 3 tại chỗ và mối nguy cơ có thể biến nhà máy thành từng cụm dịch, là giải pháp ứng phó được dịch trong một giai đoan ngắn tạm thời, đến lúc này đã cần phải thay đổi. Do đó, cần để doanh nghiệp có không gian chủ động triển khai các giải pháp chống dịch như đã kiến nghi giải pháp 2 tại chỗ 1 vùng xanh.
Song song, là hỗ trợ doanh nghiệp doanh nghiệp không để họ từ “tự lo” thành “tự bơi”. Cần có sự đào tạo, hướng dẫn, giám sát doanh nghiệp thực hiện mô hình này theo chuẩn phòng chống dịch của Bộ Y tế. Quan trọng không kém, Nhà nước vẫn thực hiện được mục tiêu chống dịch trên cơ sở của chi phí chống dịch: Triển khai xét nghiệm miễn phí cho doanh nghiệp. Chúng ta biết đây hiện đang là khâu tiêu tốn nhiều chi phí của doanh nghiệp trong khi Nhà nước vẫn đang phải triển khai xét nghiệm miễn phí cộng đồng ở nhiều “vùng đỏ”.
Cuối cùng, trên thế giới không có mô hình chống dịch nào là hoàn hảo. Các quyết định về chính sách thủ tục có thể thay đổi nhưng nên trên tinh thần không tạo nút thắt bóp nghẹt hơi thở, vốn đã rất khó thở của doanh nghiệp.
Để tạo “thoáng khí”, nên chăng có thể học hỏi một số kinh nghiệm, một phần có thể phù hợp với Việt Nam, từ Ba Lan, một trong những quốc gia chống dịch tốt nhất châu Âu. Trong đó, với khu vực nhà máy, siêu thị, Ba Lan tiến hành tổ chức phương thức làm việc trên nguyên tắc chia ra các toán, hoặc là 1 ngày làm, 1 ngày nghỉ, hoặc các ca cách nhau ít nhất 1 giờ đồng hồ, để các toán không có cơ hội tiếp xúc được trực tiếp với nhau. Khoảng thời gian 1 giờ đó để dọn dẹp vệ sinh, khử trùng. Điều này có thể không hẳn phù hợp các doanh nghiệp thâm dụng lao động cao, nhưng hoàn toàn áp dụng được ở những công đoạn, bộ phận cần ít nhân lực lao động để có thể đảm bảo tối ưu công suất.
Có thể bạn quan tâm
Giải pháp giúp doanh nghiệp SMEs vượt qua dịch COVID-19
17:41, 28/08/2021
Doanh nghiệp da giày hiến kế duy trì sản xuất
11:04, 28/08/2021
Loạn quản lý “luồng xanh” - Nỗi ám ảnh của doanh nghiệp
04:30, 28/08/2021
Không để phát sinh giấy phép con làm khó doanh nghiệp
04:00, 28/08/2021
Nâng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp lúa gạo
04:59, 27/08/2021