ĐBSCL sẽ có 400-500km đường cao tốc

ĐÌNH ĐẠI 21/06/2022 10:59

Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021-2030.

>>>Thúc đẩy nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng ĐBSCL

Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021-2030.

Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021-2030.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ đã nghiên cứu và nhận thấy giao thông cho vùng ĐBSCL là điểm nghẽn rất lớn và trong nhiều nhiệm kỳ qua, mặc dù Đảng và Nhà nước đã rất tập trung, nhưng hệ thống giao thông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.

Chính vì thế, để chuẩn bị cho nhiệm kỳ 2021-2025, mấy năm qua, Bộ hết sức tập trung để điều chỉnh quy hoạch giao thông, trong đó luôn xác định giao thông vận tải đóng góp gì cho ĐBSCL, nhất là thu hút các nhà đầu tư đến khu vực này để phát triển.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nêu một số đột phá giao thông đã và sẽ triển khai trong thời gian tới như: Về đường biển, bổ sung cảng Trần Đề (Sóc Trăng), xem đây là cửa ngõ chính ĐBSCL để tàu 80.000 đến 100.000 tấn có thể hoạt động ở khu vực này. Về hàng không, ngoài sân bay quốc tế Cần Thơ, Bộ đang nghiên cứu nâng cấp sân bay Phú Quốc (Kiên Giang) và sân bay Cà Mau.  Về đường bộ, đây là lĩnh vực hết sức cần thiết kết nối cảng biển với trung tâm TP Cần Thơ. Do đó trong nhiệm kỳ này Chính phủ, Quốc hội đã tập trung cho ĐBSCL rất lớn.

“Đến thời điểm này, đã có 86.000 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước được Quốc hội thống nhất để Bộ GTVT tập trung phát triển đột phá hệ thống đường cao tốc ở khu vực này. Hiện ĐBSCL có 90km đường cao tốc và đang triển khai 30km, như vậy tới năm 2022 mới phấn đấu triển khai 120km. Tuy nhiên trong nhiệm kỳ này chúng tôi bố trí đầu tư 400km đường cao tốc, gồm những trục chính kết nối TP.HCM với Cần Thơ, từ Cần Thơ tới Đất Mũi Cà Mau và hình thành tuyến cao tốc Cần Thơ - Trần Đề, tuyến An Hữu - Cao Lãnh - Rạch Giá”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thông tin.

>>>ĐBSCL: Muốn liên kết vùng phải xây dựng "tư duy chủ động"

theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, nếu bố trí vốn được và làm đúng theo kế hoạch thì cuối nhiệm kỳ có thể tăng lên 400km đường cao tốc, cộng với 120km đang triển khai, cố gắng có 400-500km đường cao tốc.

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, nếu bố trí vốn được và làm đúng theo kế hoạch thì cuối nhiệm kỳ có thể tăng lên 400km đường cao tốc, cộng với 120km đang triển khai, cố gắng có 400-500km đường cao tốc.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, nếu bố trí vốn được và làm đúng theo kế hoạch thì cuối nhiệm kỳ có thể tăng lên 400km đường cao tốc, cộng với 120km đang triển khai, cố gắng có 400-500km đường cao tốc. Ngoài ra, bộ cũng đang nghiên cứu báo cáo Chính phủ, Quốc hội chủ trương xây dựng tuyến đường sắt kết nối TP.HCM với TP Cần Thơ.

“Tại hội nghị này, tôi rất mong các nhà đầu tư quan tâm tới ĐBSCL. Với hệ thống giao thông chúng tôi báo cáo, chắc chắn sẽ thuận lợi cho phát triển kinh tế. Nếu đến chậm chúng ta sẽ không cạnh tranh được với những người đi trước. Các địa phương cần đồng tâm hiệp lực thực hiện hoàn thành kế hoạch giao thông vận tải đột phá như vừa báo cáo, nếu làm tốt thì chúng ta có điều kiện thu hút đầu tư tốt hơn", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.

Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030 bao gồm 6 nội dung chính.

Thứ nhất, công bố Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/2/2022.

Thứ hai, định hướng triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thứ ba, thống nhất triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thứ tư, công bố cam kết tài trợ của nhóm 6 ngân hàng phát triển thống nhất danh mục dự án phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2025 sử dụng nguồn vốn ODA và vay ưu đãi các nhà tài trợ nước ngoài với mức vốn cam kết vào khoảng 2,2 tỷ USD.

Thứ năm, xúc tiến đầu tư, kêu gọi sự quan tâm của các nhà đầu tư, hiệp hội doanh nghiệp trong nước, quốc tế, các đối tác phát triển trong việc đồng hành cùng Chính phủ triển khai các chương trình, dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng về phát triển vùng, liên kết vùng để thực hiện quy hoạch đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.

Thứ sáu, quảng bá hình ảnh, vùng đất, văn hóa, con người Vùng thông qua Triển lãm ảnh nghệ thuật “Đồng bằng sông Cửu Long - Khát vọng phát triển”.

Có thể bạn quan tâm

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thúc đẩy nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng ĐBSCL

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thúc đẩy nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng ĐBSCL

    12:00, 18/06/2022

  • Tài liệu Diễn đàn

    Tài liệu Diễn đàn "Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản ĐBSCL"

    16:40, 02/06/2022

  • ĐBSCL: Muốn liên kết vùng phải xây dựng

    ĐBSCL: Muốn liên kết vùng phải xây dựng "tư duy chủ động"

    09:57, 02/06/2022

  • Đến năm 2030, vùng ĐBSCL sẽ hoàn thành 760 km đường bộ cao tốc

    Đến năm 2030, vùng ĐBSCL sẽ hoàn thành 760 km đường bộ cao tốc

    13:57, 31/05/2022

  • 5 DỰ ÁN GIAO THÔNG LỚN ĐƯỢC QUỐC HỘI XEM XÉT (Bài 3): Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng tạo sức lan toả cho ĐBSCL

    5 DỰ ÁN GIAO THÔNG LỚN ĐƯỢC QUỐC HỘI XEM XÉT (Bài 3): Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng tạo sức lan toả cho ĐBSCL

    04:13, 31/05/2022

  • Logistics cho nông sản ĐBSCL: Liên kết phát triển logistics liên vùng

    Logistics cho nông sản ĐBSCL: Liên kết phát triển logistics liên vùng

    06:51, 30/05/2022

ĐÌNH ĐẠI