Sản xuất nông sản hữu cơ (Kỳ 2): Có nên sản xuất phân bón hữu cơ?
Ông Huỳnh Tất Đạt khẳng định, việc phát triển và sử dụng phân bón hữu cơ là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
>>>Phát triển nông sảnbền vững (Kỳ 1): Khó ở đâu?
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Huỳnh Tất Đạt – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định “Việc phát triển và sử dụng phân bón hữu cơ là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Đặc biệt, sẽ là một trong những giải pháp quan trọng trong vấn đề giảm bớt các chi phí đầu vào của người dân, không lệ thuộc quá nhiều vào các nguồn phân bón vô cơ”.
Phó Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật còn cho biết, trung bình lượng phân bón trên cả nước rơi vào khoảng 10 triệu tấn, tuy nhiên lượng phân bón hữu cơ Việt Nam đang cung cấp và sử dụng chỉ rơi vào khoảng 2,5 triệu tấn, tương đương khoảng 25%.
- Thưa ông, tình hình sản xuất phân bón hữu cơ tại Việt Nam hiện nay như thế nào?
Trong thời gian vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao Cục Bảo vệ thực vật phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng tổ chức rất nhiều hội nghị, chương trình, cũng như các giải pháp đồng bộ nhằm khuyến khích, phát triển sản xuất, sử dụng, kinh doanh và buôn bán phân bón hữu cơ. Bước đầu đã đạt được như kết quả quan trọng.
Điển hình bằng số liệu là: Thứ nhất, từ năm 2017 lượng sử dụng, sản xuất phân bón hữu cơ ở Việt Nam trung bình rơi vào khoảng gần 1 triệu tấn, sau hơn 1 năm Nghị định 84/2019 ra đời, công suất sản xuất phân bón hữu cơ đã tăng lên 1,7 lần, đến 2020 thì đã sản xuất được 2,4 triệu tấn/năm và đến 2021 đã sản xuất và tiêu thị 2,47 triệu tấn.
Như vậy, phân bón hữu cơ sản xuất công nghiệp của Việt Nam đã tăng 2,5 lần so với năm 2017. Ngoài ra, Việt Nam có gần khoảng 20 triệu tấn phân bón hữu cơ được sản xuất ở quy mô nông hộ, tức là được sản xuất từ các nguồn phế phụ phẩm ở các nông hộ có sẵn ở địa phương để sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, trong quá trình triển khai, phát triển khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ, chúng tôi thấy rằng chúng ta sử dụng phân bón hữu cơ vẫn còn gặp nhiều hạn chế.
Thứ nhất, người nông dân vẫn có thói quen sử dụng phân bón vô cơ nhiều hơn để tập trung vào tăng năng suất cũng như cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách nhanh nhất, tuy nhiên hiệu quả của việc phân bón vô cơ thì nhìn thấy được nhưng lạm dụng hay được hiểu là tác hại của phân bón vô cơ cho việc sản xuất nông nghiệp người dân chưa chú trọng.
Thứ hai, là số lượng sản xuất phân bón vô cơ tại thời điểm hiện tại còn cao hơn nhiều so với các cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ.
Thứ ba, là công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tiếp cận được công nghệ mới, với những sản phẩm ưu viện hiện nay như các nước tiên tiến đang áp dụng. Thế rồi, đặc biệt là các chương trình khuyến nông, giới thiệu hoặc hướng dẫn cho người dân sử dụng phân bón hữu cơ theo các mô hình còn chưa được rộng rãi, phủ khắp trên các vùng sản xuất.
- Lý do tại sao hiện nay việc sản xuất phân bón hữu cơ tại Việt Nam vẫn chưa được phát triển thưa ông?
Chúng ta phải nghĩa rằng, việc sử dụng phân bón hữu cơ chỉ thay thế một phần lượng phân bón cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Bởi với 1 cây trồng, mỗi một loại đất, mỗi một loại nhu cầu dinh dưỡng khác nhau của cây trồng thì đòi hỏi các loại dinh dưỡng khác nhau và hàm lượng dinh dưỡng chủ yếu cần vẫn là NPK là những chất chính trong phân bón.
Tuy nhiên, NPK thì có nhiều từ nguồn từ thiên nhiên, từ vô cơ, từ nguồn nguyên liệu hóa thạch hay những nguồn nguyên liệu trong tự nhiên, do vậy mà việc sử dụng phân bón hữu cơ cũng chỉ thay thế một phần chứ không thể thay thế hoàn toàn được phân bón vô cơ.
Tuy nhiên, để cho việc chúng ta đẩy mạnh sử dụng phân bón hữu cơ cũng là giúp cho người dân tái tạo lại những nguồn dinh dưỡng trong sản xuất để trả lại cho đất, cải tạo đất cũng như giữ được cân bằng giữa sử dụng phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ để đảm bảo việc:
Thứ nhất là cũng cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng; Thứ hai là mang tính bền vững, tức là giữ được cái hệ sinh thái hay là hệ dinh dưỡng trong đất bằng nguồn dinh dưỡng tự nhiên do phân bón hữu cơ đem lại.
- Trong tương lai, theo ông, Việt Nam có nên sản xuất phân bón hữu cơ với quy mô lớn không?
Về nguyên lý, chúng ta thấy được nông nghiệp Việt Nam hiện nay đang hướng sản xuất nông nghiệp sạch, xanh, bền vững, trong đó việc phát triển và sản xuất phân bón hữu cơ là giải pháp rất quan trọng. Để có thể thực hiện được chủ trương này, việc sử dụng phân bón hữu cơ không những tiết kiệm được, tận dụng được các nguồn phế phụ phẩm, các chất thải trong sản xuất nông nghiệp để đưa vào tái tạo lại sử dụng sản xuất nông nghiệp bằng cách cải tạo đất, đưa ra những nguồn dinh dưỡng từ thiên nhiên đối với cây trồng để giúp cho sản xuất nông nghiệp được đảm bảo về an toàn thực phẩm và không gây ô nhiễm môi trường, hạn chế được dư lượng tồn dư trong nông sản, cải tạo được tài nguyên đất.
Do vậy, việc phát triển và sản xuất phân bón hữu cơ là một trong những giải pháp rất quan trọng trong thời gian tới để đáp ứng việc chúng ta tiến tới sản xuất nông nghiệp hữu cơ, xanh, sạch, bền vững.
Hiện nay chúng ta thấy rõ nguồn nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ tại Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Bao gồm, từ chất thải trong chăn nuôi, phế phụ phẩm trong chế biến thủy sản, nông sản, phụ phẩm từ cây trồng từ các nguồn than bùn, rác thải sinh hoạt và chế phẩm vi sinh … hoặc là nguyên tố khoáng, chất sinh học bổ sung từ các nguồn trong tự nhiên.
Theo dự đoán và tính toán của các tỉnh, các ngành hữu quan thì hiện nay, mỗi năm Việt Nam có tầm 200 triệu tấn chất thải, trong đó có 90 triệu tấn là phế phụ phẩm sau thu hoạch từ cây trồng, từ hoạt động chế biến, thu hoạch, trồng trọt và 60 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi. Như vậy, ta có thể rằng được tiềm năng để sản xuất trong thời gian tới của Việt Nam là rất phát triển.
Do vậy, việc phát triển và sử dụng phân bón hữu cơ là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Đặc biệt sẽ là một trong những giải pháp quan trọng trong vấn đề giải bớt các chi phí đầu vào của người dân, không lệ thuộc quá nhiều vào các nguồn phân bón vô cơ.
- Việc thực hiện liệu sẽ đối mặt với những thách thức gì thưa ông?
Hiện nay chúng ta thấy được rằng, cái khó khăn đầu tiên là các giải pháp về công nghệ trong vấn đề sản xuất phân bón hữu cơ. Thứ hai, là cái thói quan sử dụng của người dân trong vấn đề sử dụng phân bón vô cơ và lệ thuộc vào phân bón vô cơ, ít chú trọng để sử dụng phân bón hữu cơ. Thứ ba, là các mô hình nghiên cứu ứng dụng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ một cách hiệu quả thì còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn có người dân vẫn còn yếu trong vấn đề này.
- Thưa ông, song song với việc phát triển bền vững ngành nông nghiệp, vậy ngành phân bón Việt Nam đã có những giải pháp nào để phát triển bền vững?
Các giải pháp sắp tới chúng tôi cũng đã đang xây dựng nhiều giải pháp:
Thứ nhấtlà, từ cơ chế chính sách để giúp các doanh nghiệp đăng ký, cấp quyết định lưu hành phân bón hữu cơ, lưu hành phân bón hữu cơ do mình sản xuất ra,
Thứ hailà, tăng tường hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để có thể chuyển giao công nghệ, chuyển giao quy trình sản xuất, các chế phẩm phụ phẩm để chế tạo các phân bón hữu cơ chất lượng cao,
Thứ balà, xây dựng mô hình sản xuất phân bón ở quy mô nông hộ để giúp bà con tận dụng phế phụ phẩm trong quá trình sản xuất nông nghiệp mang lại như: các phế phụ phẩm từ cây trồng, chăn nuôi, các nguồn dinh dưỡng thiên nhiên, để giúp cho việc chủ động phát triển và sử dụng phân hữu cơ tại địa phương mình. Và các mô hình này chúng tôi đã đưa lên website của Cục.
Chúng tôi đã tổ chức phối hợp với các hiệp hội, tổ chức các hội nghị phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân để nâng cao nhận thức người dân trong sử dụng phân bón hữu cơ để thay thế một phần cho phân bón vô cơ sắp tới.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Phát triển nông sản bền vững (Kỳ 1): Khó ở đâu?
15:30, 02/07/2022
Mục tiêu xuất khẩu 55 tỷ USD ngành nông nghiệp có xa vời?
04:15, 30/06/2022
Nông sản là “điểm sáng” của ngành nông nghiệp
09:24, 08/06/2022
"Tư lệnh ngành nông nghiệp" cần có giải pháp quyết liệt hơn
03:00, 08/06/2022
Hướng đến ngành nông nghiệp an toàn
20:14, 07/06/2022