Đề xuất nhiều dự án giao thông kết nối, phát triển vùng Đông Nam Bộ

ĐÌNH ĐẠI 18/03/2023 20:10

Không chỉ phát triển giao thông đường bộ mà cần tận dụng tiềm năng và phát triển tất cả các mạng lưới giao thông kết nối như đường không, đường thủy, đường sắt...

>>>Kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ

Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. HCM với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ diễn ra ngày 18/3.

Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. HCM với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ diễn ra ngày 18/3.

Phát biểu mở đầu hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền cho biết, để đưa Bình Phước từ vị trí “dự trữ” thành một “động lực” tăng trưởng và phát triển của vùng Đông Nam Bộ, tỉnh tiếp tục kết nối phát triển với các tỉnh, thành thông qua việc xây dựng 58 đề án, chương trình, kế hoạch có tính định hướng trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp, đến khoa học - công nghệ, đô thị, chuyển đổi số, nguồn nhân lực, cải cách thủ tục hành chính.

Theo bà Hiền, địa phương đang nỗ lực để khắc phục sự bất lợi về vị trí địa lý thông qua các dự án kết nối vùng Đông Nam Bộ, trong đó trọng tâm là cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước)…

"Hiện Bình Phước vẫn cách sân bay và cảng biển khoảng 3 tiếng, chưa có kết nối cao tốc. Các nhà đầu tư quốc tế đều cho rằng chỉ cần rút ngắn được khoảng 40% thời gian di chuyển trên thì Bình Phước sẽ là điểm đến rất hấp dẫn", Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền phát biểu tại Hội nghị.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền phát biểu tại Hội nghị.

Bà Trần Tuệ Hiền cho biết thêm, hiện nay, Bình Phước có 15 khu công nghiệp (KCN) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó có 13 KCN với diện tích 6.065ha, đang thu hút đầu tư với tỷ lệ lấp đầy bình quân đạt 68%. Trong đó, KCN Becamex - Bình Phước với diện tích 2.450ha và KCN Minh Hưng - Sikiko 655ha, là 2 KCN có quy mô lớn, hạ tầng đầu tư đồng bộ, giao thông thuận tiện. KCN Minh Hưng - Sikiko được VCCI công nhận là “KCN tiêu biểu năm 2022”. Theo quy hoạch đến năm 2030, tổng diện tích đất KCN của tỉnh khoảng 10.000ha, trong đó có KCN Đông Nam Đồng Phú với diện tích 4.200ha, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

“Với phương châm ‘4 tốt’ là hạ tầng tốt, nhân lực tốt, chính sách tốt, dịch vụ công tốt, Bình Phước đang là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tỉnh Bình Phước kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực mà tỉnh đang quan tâm thu hút đầu tư như: Hạ tầng khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí, các dự án công nghiệp chế biến, logistics, công nghệ thông tin, công nghệ cao. Tỉnh cam kết sẽ luôn đồng hành với nhà đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng thiết yếu, thực hiện các thủ tục pháp lý và đảm bảo an ninh trật tự để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh”, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền nhấn mạnh. 

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đánh giá cao tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ và kết quả của chương trình hợp tác. Để thúc đẩy, phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế của các bên.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đánh giá cao tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đánh giá cao tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.

Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị, các tỉnh và các doanh nghiệp trong quá trình liên kết phát triển phải tạo lập được không gian kinh tế chung cho tăng trưởng của toàn vùng và của TP.HCM; phát huy tốt nhất lợi thế từng địa phương và của vùng. Việc hợp tác cần có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, ưu tiên tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu của từng địa phương, doanh nghiệp có lợi thế để tạo môi trường thuận lợi và tiền đề cho sự phát triển chung của cả vùng.

Cụ thể là các lĩnh vực hợp tác phát triển nông nghiệp, thương mại - dịch vụ; hợp tác phát triển để kết nối mạng kết cấu hạ tầng giao thông; hạ tầng thông tin và truyền thông; chuyển giao khoa học kỹ thuật; cung cấp các dịch vụ hạ tầng công nghiệp và sản phẩm du lịch; kinh tế biển và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch.

>>>Kinh tế vùng Đông Nam Bộ: Vẫn tồn tại những điểm nghẽn

Trong quá trình phát triển, muốn đạt tốc độ phát triển nhanh và bền vững, các địa phương cần phát huy tối đa thế mạnh của ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thực hiện quyết liệt chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số, kích cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quy mô lớn, thúc đẩy tiêu dùng nội địa, giải quyết việc làm.

"Để phát triển vùng trong thời gian tới, TP.HCM xác định 7 nội dung cần đẩy mạnh như hợp tác quy hoạch, kết nối cung cầu, giao thông hạ tầng... Ngoài ra, chúng ta xem xét việc có nên lập tổ chức hội đồng vùng hay không, tổ chức thế nào, điều phối hoạt động ra sao; có nên thành lập quỹ cho việc phát triển hạ tầng giao thông vùng", Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nêu.

Cũng theo Chủ tịch UBND TP.HCM, hiện Thành phố đang cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng cơ chế đột phá phát triển cho Thành phố, dự kiến sẽ trình Quốc hội trong tháng 5 tới. Ông Mãi khẳng định, trong việc phát triển này, vai trò liên kết các tỉnh thành trong khu vực rất quan trọng.

Trong khi đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng cho rằng, đặc trưng của Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM có tỉ lệ người nhập cư cao nhất cả nước, việc này góp phần phát triển kinh tế nhưng cũng gặp nhiều khó khăn.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng phát biểu tại Hội nghị.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng phát biểu tại Hội nghị.

Dù các địa phương rất quan tâm giải quyết song hầu như các cửa ngõ kết nối giao thông đều kẹt cứng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ.

Cũng theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2016 - 2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP vùng đạt 6,72%, trong khi vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đạt 9,08%. Dù vị thế của Đông Nam Bộ trong nền kinh tế vẫn đứng đầu nhưng bị sụt giảm, vai trò động lực và dẫn dắt suy yếu.

Để chia sẻ lưu lượng cho hệ thống đường bộ, TP.HCM và Đồng Nai làm việc với Bộ Giao thông vận tải sớm nghiên cứu triển khai tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam đoạn Sài Gòn - Nha Trang, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Sân bay Long Thành, đường sắt đô thị Biên Hòa – Vũng Tàu…

Bên cạnh đó, TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương có lợi thế lớn về giao thông thủy, hàng hải rất lớn với hàng loạt luồng tuyến quan trọng. Thế nhưng khai khác còn hạn chế, chưa hết tiềm năng, chưa chia sẻ được áp lực cho giao thông đường bộ đang quá tải.

"Cần khai thác nhiều hơn lợi thế hệ thống giao thông đường thủy, đặc biệt vận chuyển hành khách và kết nối tour du lịch giữa TP Biên Hòa và TP.HCM, Bình Dương theo hình thức kết hợp giữa buýt bộ và buýt sông", Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng đề xuất.

Đông Nam Bộ ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

lãnh đạo các tình, thành vùng Đông Nam Bộ ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, hợp tác phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển với các vùng kinh tế khác. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá cao vai trò của TP.HCM đã chủ động, sáng tạo, phát huy vai trò hạt nhân trong sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

Thời gian qua, việc hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ đã đạt được những kết quả quan trọng, có sức lan tỏa rộng trên nhiều lĩnh vực như bất động sản, công nghiệp, nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, văn hóa - du lịch, y tế, giáo dục, thông tin và truyền thông, các hoạt động an sinh xã hội... đã thu hút được các nguồn lực từ các thành phần kinh tế của TP.HCM đến đầu tư, khai thác tiềm năng và thế mạnh của từng tỉnh, góp phần tăng thu ngân sách và giải quyết được nhiều việc làm cho lao động địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong vùng.

Có thể bạn quan tâm

  • Kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ

    Kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ

    18:21, 17/03/2023

  • Kinh tế vùng Đông Nam Bộ: Vẫn tồn tại những điểm nghẽn

    Kinh tế vùng Đông Nam Bộ: Vẫn tồn tại những điểm nghẽn

    01:14, 11/03/2023

  • Hợp tác triển khai các tuyến giao thông kết nối Vùng Đông Nam bộ

    Hợp tác triển khai các tuyến giao thông kết nối Vùng Đông Nam bộ

    21:31, 03/03/2023

  • Kết nối vùng Đông Nam Bộ và Long An: Kết nối - Hợp tác - Phát triển

    Kết nối vùng Đông Nam Bộ và Long An: Kết nối - Hợp tác - Phát triển

    03:54, 16/02/2023

  • ĐIỂM BÁO NGÀY 15/02: Kết nối vùng Đông Nam Bộ và Long An

    ĐIỂM BÁO NGÀY 15/02: Kết nối vùng Đông Nam Bộ và Long An

    04:50, 15/02/2023

ĐÌNH ĐẠI