Kinh tế vùng Đông Nam Bộ: Vẫn tồn tại những điểm nghẽn

L.MỸ 11/03/2023 01:14

Theo các chuyên gia, vùng Đông Nam Bộ mặc dù đóng góp đáng kể vào sự phát triển của đất nước, vẫn tồn tại những điểm nghẽn về cả nhân lực lao động, liên kết vùng...

>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Tại Hội thảo quốc gia "Động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ: Tiềm năng và thách thức" diễn ra hôm nay 10/3, GS.TS Sử Đình Thành - Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TP.HCM - cho biết, mặc dù chỉ chiếm khoảng 9% diện tích và 20% dân số, nhưng vùng Đông Nam Bộ (gồm TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh) lại góp phần rất lớn cho sự phát triển đất nước. Vùng đóng góp hơn 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng 45% tổng thu ngân sách nhà nước (2021).

Tuy nhiên, vùng này đang đối diện với hạ tầng giao thông chưa được phát triển đồng bộ, khiến chi phí vận chuyển và lưu thông hàng hóa cao, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, vùng có tỉ lệ đô thị hóa cao 67%, đặc biệt siêu đô thị như TP.HCM cùng với các địa phương như Bình Dương, Đồng Nai đang thu hút hơn 40% lao động nhập cư, nên phải đối diện thách thức về cơ sở hạ tầng đô thị và cơ sở hạ tầng xã hội.

Theo quy hoạch, đến năm 2030, vùng Đông Nam Bộ có 970km cao tốc, nhưng hiện tại mới chỉ đưa vào khai thác thực tế chỉ hơn 10% so với quy hoạch, do thiếu hụt nguồn vốn đầu tư công và khó khăn giải phóng mặt bằng.

NGND. GS.TS. Võ Thanh Thu, ThS. Phạm Quang Văn của  Trrường Đại học Kinh tế TP.HCM và Trường Đại học Công nghệ TP.HCM cũng nhận định, bên cạnh những thành tựu, thì sự phát triển vùng Đông Nam Bộ đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Cụ thể có 7 thách thức cơ bản:

>>Bàn lại quy hoạch liên kết vùng Đông Nam Bộ

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng của vùng, trong đó có TP.HCM bị chậm lại, có những năm thấp hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước;

Thứ hai, nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng như năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực… còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển;

Thứ ba, Cơ sở hạ tầng của vùng chưa hiện đại, mang tính nối kết liên vùng, liên lãnh thổ, trong khi đó giải ngân đầu tư công còn thấp;

Thứ tư, Đông Nam Bộ là vùng công nghiệp lớn nhất nước, nhưng chủ yếu vẫn là công nghiệp gia công, dựa vào nguồn nhân lực lao động trình độ trung bình hoặc thấp để tạo ra sản phẩm: may mặc, sản xuất giày dép, túi xách, hàng điện điện, điện tử, chế biến gỗ… Vùng không có sản phẩm công nghiệp nổi tiếng trong khu vực và thế giới;

Thứ năm, Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, rác thải nhựa, rác thải y tế và rác thải rắn vẫn là vấn đề bức xúc trong xã hội nhưng chưa được cải thiện;

Thứ sáu, Nhà nước có nghị quyết chung về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông nam Bộ, nhưng các tỉnh trong vùng không có chiến lược chung để phát triển. Tính nối kết, hợp tác giữa các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ còn hạn chế nên có sự chênh lệch trong phát triển giữa các tỉnh, tình trạng này có từ lâu nhưng chậm cải thiện;

Thứ bảy, Về khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số của vùng Đông Nam Bộ cao hơn so với nhiều vùng kinh tế khác ở Việt Nam, nhưng nhìn chung vai trò của sáng tạo và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đời sống xã hội còn hạn chế, chưa đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế và đời sống nhân dân.

Theo các chuyên gia, 07 tồn tại cơ bản kể trên đã ảnh hưởng hạn chế đến sự phát triển và đến vai trò mang tính lan tỏa, động lực của vùng Đông Nam Bộ.

Hội thảo khoa học đề xuất các khuyến nghị xây dựng chính sách, giải pháp chiến lược để phát triển Đông Nam Bộ giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển với các vùng kinh tế khác: trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu cả nước và khu vực Đông Nam Á

Hội thảo khoa học đề xuất các khuyến nghị xây dựng chính sách, giải pháp chiến lược để phát triển Đông Nam Bộ giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển với các vùng kinh tế khác: trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu cả nước và khu vực Đông Nam Á

Theo đó, tại hội thảo, các chuyên gia đã thảo luận, đề xuất các khuyến nghị xây dựng chính sách, giải pháp chiến lược để phát triển Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, bền vững cũng như thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07 tháng 10 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW. 

Theo các chuyên gia, để vùng Đông Nam Bộ phát triển đúng tiềm lực, cần tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh phát triển liên kết vùng. Ban chỉ đạo vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chủ động đề xuất xây dựng chiến lược phát triển khoa học - công nghệ toàn vùng.

Đồng thời, cần đánh giá hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về cơ chế, tài chính... Xây dựng chiến lược thu hút nhà đầu tư có công nghệ. Xây dựng cơ chế phối hợp nghiên cứu với các trường đại học có năng lực, có uy tín cao, có hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp. Hoàn thiện cơ chế chính sách lương để thu hút nhân tài. Đổi mới cơ chế chính sách về thuế, tín dụng và chế độ tài chính để khuyến khích mạnh mẽ các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), sáng tạo công nghệ...

Thông qua hội thảo, Đại học Kinh tế TP.HCM cũng chính thức ra mắt Viện Nghiên cứu và tư vấn phát triển kinh tế vùng

Thông qua hội thảo, Đại học Kinh tế TP.HCM cũng chính thức ra mắt Viện Nghiên cứu và tư vấn phát triển kinh tế vùng

Để góp phần hóa giải các thách thức, ĐH Kinh tế TP HCM cũng chính thức ra mắt Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển vùng (Institute for Regional Development Research and Consulting, IRDRC), đơn vị trực thuộc UEH, được thành lập theo Nghị quyết của Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

Viện IRDRC thực hiện các nghiên cứu ứng dụng và cung cấp dịch vụ tư vấn (bao gồm tư vấn chính sách, chiến lược, và nghiệp vụ chuyên môn), nhằm góp phần (i) giúp các địa phương tiếp cận những xu hướng mới trong việc thiết kế và vận hành chính sách; (ii) giúp địa phương, tổ chức nghề nghiệp, và doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gia tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao hiệu suất công việc, phát triển bền vững và tăng cường khả năng thích nghi của địa phương và doanh nghiệp trước những biến đổi khó lường của nền kinh tế thị trường.

Đồng thời “UEH Đông Nam Bộ 2030” cũng sẽ được triển khai, là chương trình đào tạo nguồn nhân lực dành riêng cho 6 tỉnh thành vùng ĐNB nhằm cung cấp nguồn đội ngũ cán bộ quản lý trung, cao cấp có chất lượng cao, gỡ các điểm nghẽn xuất phát từ vấn đề nguồn nhân lực cho thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. 

Có thể bạn quan tâm

  • Tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương trong phát triển kinh tế vùng

    Tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương trong phát triển kinh tế vùng

    02:26, 02/06/2022

  • Vùng kinh tế “trọng điểm” hơn 10 năm vẫn chưa thấy... “trọng điểm”

    Vùng kinh tế “trọng điểm” hơn 10 năm vẫn chưa thấy... “trọng điểm”

    11:15, 06/01/2023

  • Không gian phát triển mới cho vùng kinh tế

    Không gian phát triển mới cho vùng kinh tế

    05:00, 28/01/2023

  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Điểm đầu tư vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    Bà Rịa - Vũng Tàu: Điểm đầu tư vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    17:20, 08/07/2022

  • Thủ tướng chủ trì hội nghị về vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    Thủ tướng chủ trì hội nghị về vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

    21:08, 09/07/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kinh tế vùng Đông Nam Bộ: Vẫn tồn tại những điểm nghẽn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO