Đồng bằng sông Cửu Long có 4 tỉnh được quy hoạch thành vùng kinh tế trọng điểm. Tuy nhiên, “trọng điểm” hơn 10 năm nhưng vẫn chưa thấy “trọng điểm”.
>>Quốc hội phê chuẩn ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang giữ chức Phó Thủ tướng
Đại biểu Quốc hội Trình Lam Sinh (An Giang) nhấn mạnh tại phiên thảo luận ở tổ về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngày 6/1.
Đại biểu Trình Lam Sinh (An Giang) đánh giá, các số liệu quy hoạch vùng miền, lĩnh vực, ngành, khu vực cũng như không gian và mức đầu tư chưa ổn. Thậm chí, đại biểu Sinh còn cảm thấy lo ngại quy hoạch này rất có thể trở thành lực cản cho sự phát triển.
“Hiện nay các địa phương đang rất năng động, sáng tạo để vươn lên mạnh mẽ. Do đó, đã vượt xa số liệu trong quy hoạch này”, đại biểu Trình Lam Sinh nói.
Từ đó, đại biểu Trình Lam Sinh đề nghị cần xem xét kỹ hơn, nếu thông qua tại kỳ họp tới thì rất lo ngại quy hoạch sẽ phải tiếp tục có sự điều chỉnh.
Đi sâu phân tích, đại biểu Trình Lam Sinh đánh giá xét theo điều kiện tự nhiên, các yếu tố phát triển cũng như hiện trạng phát triển của các quốc gia hiện nay, trong hồ sơ đã thể hiện đầy đủ về thông tin, số liệu của các lĩnh vực, ngành.
Tuy nhiên, vẫn chưa có đánh giá kỹ và nhận định về sự tác động đối với quá trình phát triển của quốc gia trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì khi xác định được nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của sự phát triển trong giai đoan tới thì chúng ta mới có được những nhóm giải pháp chắc chắn.
Để vừa đón đầu khắc phục những hạn chế để có được một không gian phát triển tốt hơn, không gây cản trở đến sự phát triển của quốc gia trong thời gian tới. Do đó, đại biểu Trình Lam Sơn đề nghị cần rà soát, bổ sung thêm.
Đối với hiện trạng phát triển hạ tầng ở cấp quốc gia, theo đại biểu Trình Lam Sơn các thông tin, số liệu đánh giá về quy mô chất lượng, nhu cầu đối vời từng ngành, lĩnh vực, khu vực, địa phương… Đặc biệt là tính liên kết giữa các lĩnh vực trong các lĩnh vực, khu vực vẫn chưa hiệu quả.
Như vậy, đại biểu Trình Lam Sinh kiến nghị cần bổ sung phần đánh giá rõ ràng, cụ thể, chi tiết của những ngành, lĩnh vực, địa phương, khu vực, tính liên kết giữa các vùng, khu vực… để tạo thành liên kết chung ở tầm quốc gia.
>>Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam
>>Trình Quốc hội xem xét miễn nhiệm hai Phó Thủ tướng
Nếu đánh giá không đúng, quy hoạch phát triển manh mún thì các ngành, lĩnh vực, địa phương sẽ tự cạnh tranh lẫn nhau, thậm chí còn triệt tiêu luôn sự phát triển chung của đất nước. Ví dụ, đồng bằng sông Cửu Long có 4 tỉnh được quy hoạch thành vùng kinh tế trọng điểm. Tuy nhiên, “trọng điểm” hơn 10 năm nhưng vẫn chưa thấy “trọng điểm”.
Phát triển giao thông, giáo dục, y tế… lĩnh vực nào cũng thấp hơn các vùng, miền khác. Như vậy, thì làm sao có thể phát triển theo đúng định hướng vùng trọng điểm. “Vấn đề là không gian, tổ chức không gian của các vùng trọng điểm chưa có. Cho nên, các quy hoạch phải có những giải pháp chi tiết đi kèm để làm sao quy hoạch thật sự trở thành động lực cho phát triển ngành, lĩnh vực, khu vực”, đại biểu Trình Lam Sinh nói.
Thảo luận về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Dương Văn Thái (Bắc Giang) đề xuất, trong quy hoạch thì cần quan tâm đến giao thông đường thuỷ và đường sắt. Hiện nay chúng ta mới đang tập trung vào đường bộ. Quy hoạch đường thuỷ, đường sắt phải chú ý đến khâu kết nối cảng biển.
Trong đồ án quy hoạch có tập trung vào hai hành lang kinh tế, và định hướng tới 6 hành lang khác. Nhưng hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng chưa được đề cập rõ nét. Hành lang Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh có đề cập, trong đó cửa khẩu Hữu Nghị quan phần lớn nống sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đi qua đây, tuy nhân vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong quy hoạch này.
“Do đó, tôi đề nghị hành lang này cần có sự đầu tư, vì đây là hành lang rất quan trọng trong phát triển kinh tế. Hai hành lang một trục chưa được đề cập, cho nên Chính phủ cũng cần quan tâm”, đại biểu Dương Văn Thái đề xuất.
Với tuyến hành lang này, đại biểu Dương Văn Thái đề nghị quan tâm đến quy hoạch tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng – Hữu Nghị quan. Nếu làm được và phát triển logictics thì tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng – Nam Ninh (Trung Quốc), và từ Trung Quốc chúng ta tiếp cận với châu Âu, Trung Á là rất gần.
Qua nghiên cứu cho thấy, nếu đi theo tuyến đường sắt thì mất khoảng 18 đến 20 ngày, rút ngắn thời gian vận chuyển bằng đường biển 1/2, đi sang châu Âu mất 1 tháng. Chi phí vận chuyển cũng giảm được 1/2.
Quan trọng hơn là giảm tải được đường bộ rất lớn nếu đầu tư tuyến đường sắt này. Được biết, hiện nay khổ đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng là khổ 1m45, đồng bộ với đường sắt của Trung Quốc.
“Bây giờ chỉ cần quy hoạch, cải tạo tuyến hành lang đường sắt này cùng với phát triển các trung tâm logictics thì sẽ giải quyết được tình trạng ùn tắc đường bộ từ Việt Nam sang Trung Quốc, có sẵn kho lạnh khi nào phía bạn cần thì chúng ta chuyển hàng lên”, đại biểu Dương Văn Thái bày tỏ.
Từ các phân tích trên, đại biểu Dương Văn Thái kiến nghị Chính phủ ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư cải tạo hai tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng và sớm ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam để giảm tải giao thông đường bộ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.
Còn theo đại biểu Quốc hội Trần Công Phàn (Bình Dương), quy hoạch của chúng ta đã không đúng lại không trúng nên bị dàn trải. Việt Nam có lợi thế về biển với đường bờ biển dài, kinh tế biển hiện nay đang là mũi nhọn. Do đó, lĩnh vực này cần tập trung đầu tư quy hoạch để trên cơ sở đó phát huy được thế mạnh.
Ngay cả cơ chế đặc thù cho địa phương, theo tôi cơ chế đặc thù là phải phát triển thế mạnh của địa phương đó, để địa phương đó chủ động hơn, chứ không phải cho cơ chế các địa phương giống nhau. Đơn cử, tại Khánh Hoà vào năm 2009 “trống giong cờ mở” khởi công xây dựng cảng Vân Phong, nhưng sau đó lại bỏ đi.
“Theo tôi, cảng Vân Phong nếu đi sâu nghiên cứu đầu tư thì chỉ cần một cảng này cũng có thể “nuôi” được cả đất nước. Bởi tại đây có thế mạnh là vùng biển sâu hơn 5.000 m, xung quanh có núi bao bọc, tàu vào không cần phải neo. Đặc biệt, 80% số tàu các nước vào Biển Đông phải đi qua cảng Vân Phong”, đại biểu Trần Công Phàn bày tỏ.
Đại biểu Trần Công Phàn dẫn chứng một nước trong khu vực ASEAN là Singapore, với diện tích chỉ rộng bằng Phú Quốc nhưng họ có sân bay đến và đi khắp thế giới.
“Như vậy, khi đã quy hoạch thì nên đầu tư đến nơi đến chốn và dựa trên thế mạnh của từng vùng, địa phương để phát huy hiệu quả cao nhất, và tuân theo quy luật chung cả đất nước là một thể thống nhất, không thể mỗi địa phương là một vùng độc lập nho nhỏ”, Đại biểu Trần Công Phàn nhấn mạnh.
Do đó, quy hoạch phải tính trên điều kiện tự nhiên, xã hội, con người của từng vùng. Khi đó mới xây dựng được tổng thể đất nước phát triển.
Có thể bạn quan tâm
16:48, 05/01/2023
15:38, 05/01/2023
13:23, 05/01/2023
09:07, 05/01/2023
04:30, 05/01/2023