Đến năm 2030, phấn đấu xuất khẩu cây ăn quả đạt 6,5 tỷ USD
Bài học từ cây cao su, tiêu và thanh long đã đặt ra vấn đề phát triển bền vững cho cây sầu riêng và chanh leo của khu vực Tây Nguyên cũng như cả nước.
>>Quản lý “hộ chiếu” xuất khẩu sầu riêng
Một trong những ví dụ được Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đưa ra, đó là sự thiếu bền vững của các loại cây như cao su, tiêu và thanh long. Đây là những chia sẻ ở Hội nghị phát triển sản xuất sầu riêng, chanh leo bền vững tại các tỉnh phia Nam diễn ra tại thành phố Pleiku ngày 10/08.
Sau thời gian phát triển nóng đến nay ba loại cây này giảm cả diện tích và giá trị xuất khẩu. Điều này dẫn đến những hệ luỵ không hay cho người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu khi tham gia vào chuỗi giá trị. Do đó hiện nay, cây sầu riêng và chanh leo cần được phát triển bền vững.
Theo Cục Trồng trọt, trong 18 loại cây ăn trái thì chuối vẫn là loại trái cây đứng đầu về diện tích và sản lượng, tiếp đến là xoài và sầu riêng. Cây chanh leo đứng thứ 18 về diện tích và sản lượng. Tuy nhiên nhìn nhận vào giá trị xuất khẩu thì cây sầu riêng đã đóng góp gần 1 tỷ USD, cây chanh leo đóng góp 70 triệu USD.
Hiện Tây Nguyên là vùng có diện tích sầu riêng lớn nhất với 52,2 nghìn ha, và cũng là vùng chanh leo chủ lực của cả nước với khoảng 8,2 nghìn ha được ghi nhận năm 2022.
Để phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định số 4085/QĐ-BNN-TT phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030. Trong đó, phấn đấu đến năm 2025 cả nước có 1,2 triệu ha cây ăn quả, sản lượng đạt 14 triệu tấn. 30% diện tích phải áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, giá trị xuất khẩu đạt 5 tỷ USD. Và đến năm 2030 diện tích cây ăn quả đạt 1,3 triệu ha, giá trị xuất khẩu đạt 6,5 tỷ USD.
Để theo đuổi mục tiêu này, theo ông Đoàn Ngọc Có – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Gia Lai cho hay “hiện nay các loại cây xuất khẩu của tỉnh đang xây dựng các chuẩn GlobalGap, VietGap để các loại trái cây nâng cao giá trị. Sử dụng chế phẩm sinh học để thay thế thuốc bảo vệ thực vật hoá học. Đồng thời mở rộng thị trường trong nước để tránh phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.”
Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu thì bên cạnh các thị trường có quy định bắt buộc về mã số vùng trồng thì các thị trường Argentina, Nga…, không có yêu cầu bắt buộc về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói hoặc có yêu cầu bắt buộc về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói của một số sản phẩm xuất sang EU. Tuy nhiên xu thế chung của các thị trường đối với các sản phẩm nhập khẩu sẽ buộc phải có mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói.
Theo đánh giá của các nhà quản lý chuyên môn xuất khẩu rau, qủa ở Việt Nam đang có những thế nhất định về logictis, thuận lợi về mùa vụ. Bên cạnh đó, việc tuân thủ vể chất lượng, xây dựng mã vùng trồng, cơ sở đóng gói đã giúp nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành trái cây ăn trái đã có những tín hiệu tốt trong hiệu quả xuất khẩu. Tại Gia Lai, chỉ trong một thời ngắn đã có nhiều “ông lớn” đầu tư vào ngành hàng chanh leo như Doveco Gia Lai (thuộc Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao) và mới đây nhất là Công ty Quicornac S.A cũng đã đặt nhà máy chế biến tại Khu công nghiệp Trà Đa (TP Pleiku). Tại tỉnh Đắk Lắk, Công ty Cổ phần Tập đoàn xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cũng đã tổ chức xây dựng Nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu với trị giá gần 500 tỷ đồng.
Là người con gốc Việt, Doanh nhân Shurany Hồng hiểu rõ thế mạnh của ngành trái cây Việt Nam nói chung cũng như thế mạnh của sầu riêng, chanh leo. Doanh nhân Shurany Hồng – Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH VITAD nói “chúng tôi đang thực hiện trồng những loại cây ăn trái ở Đắk Lắk và Gia Lai. Tuy nhiên, cái chúng tôi băn khoăn nhất là khâu bảo quản hiện nay ngắn làm ảnh hưởng đến xuất khẩu rất nhiều. Sau thu mua, nếu không xuất đi ngay trái cây sẽ giảm chất lượng, chín nhũn. Do đó cần phải tính toán đến khâu bảo quản và thời gian xuất khẩu đảm bảo chất lượng của trái cây”.
>>Bước đệm lan tỏa trái cây Việt Nam tại châu Âu
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Mỹ Thơm – Chủ tịch HTX Nông nghiệp và dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai lại có băn khoăn về giống “chúng tôi mong muốn được tiếp cận giống chuẩn, giống đầu dòng có năng suất và sản lượng cao.”
Đây có thể coi là những ý kiến tâm huyết của doanh nghiệp nhằm phát triển ngành trái cây nói chung, cây sầu riêng, cây chanh leo nói riêng.
Ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt nhận định các ý kiến của doanh nghiệp rất hay. Chúng ta có một sự đa dạng về trái cây, mùa nào cũng có. Hội nghị đã phân tích đầy đủ, đưa ra những giải pháp, định hướng đối với những mặt chưa được. Đây là một sự định hướng chung gắn với thị trường trong nước, trong khu vực và Quốc tế. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, Viện nghiên cứu, và các địa phương khu vực phía Nam phải thực hiện liên kết khép kín để phát triển bền vững cây ăn quả. Kiểm soát tốt về giống, tránh để nông dân, người trồng bị thiệt hại. Trong đó, nỗ lực bảo vệ thương hiệu, phát triển những dòng sản phẩm đã được minh chứng về sản lượng và sự ưa thích của người tiêu dùng. Tập hợp các nguồn lực xã hội để thực hiện tốt đề án đã ban hành.
Có thể bạn quan tâm
Quản lý “hộ chiếu” xuất khẩu sầu riêng
02:02, 30/07/2023
Sầu riêng Ri6 của Việt Nam lần đầu tiên chinh phục thị trường Anh
00:20, 07/05/2023
Nỗi lo rụng trái sầu riêng Tây Nguyên
02:14, 02/06/2023
Tây Nguyên đón thêm nhà máy chế biến trái cây gần 500 tỷ đồng
07:27, 11/03/2023
Chuẩn hoá ngành hàng chuối xuất khẩu
04:00, 06/11/2022