DamSan tạo giá trị mới

KHẮC LÃNG 20/02/2021 11:00

Nhìn lại năm 2020, Công ty CP DamSan không chỉ vượt qua khó khăn do dịch COVID-19 mà vẫn giữ vững vị thế trên thị trường.

 Đây là kết quả từ việc doanh nghiệp đã xây dựng chiến lược phát triển bền vững từ nhiều năm trước... 

Chia sẻ với DĐDN ngày đầu xuân Tân Sửu, ông Vũ Huy Đông – Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty CP DamSan cho biết, năm 2020, trong khi nhiều doanh nghiệp lỡ hẹn với chia cổ tức thì DamSan vẫn đạt doanh thu 1.500 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 25 tỷ đồng, trả cổ tức 8-10% dù năng lực sản xuất sợi giảm khoảng 30%, doanh thu giảm khoảng 20 – 25%.

- Có thể thấy bức tranh không mấy sáng sủa của ngành xơ sợi năm 2020 do ảnh hưởng đại dịch COVID, nhưng tổng lợi nhuận DamSan thu được lại rất khả quan. Vậy đâu là chiến lược giúp DamSan không những trụ vững mà còn phát triển tốt, thưa ông?

DamSan đã thực hiện nhất quán 4 chiến lược kinh doanh. Đầu tiên, chúng tôi thực hiện lồng ghép chiến lược phát triển bền vững trong chiến lược kinh doanh nhằm tạo ra các giá trị mới. Đó là chuyển từ sản xuất đơn lẻ sang đa ngành nghề, trong đó dệt sợi chiếm 80% và 20% đầu tư bất động sản. Do đó, năm 2020 khi xuất khẩu sợi bị đình trệ thì bù lại ngành bất động sản, khu công nghiệp lại kinh doanh rất tốt, do đó ngành này hỗ trợ, bù đắp cho ngành kia.

Thứ hai, Dam San đã lấy nhu cầu thị trường và yêu cầu của khách hàng làm trọng tâm kinh doanh. Bởi vậy, những sản phẩm DamSan làm ra được trị trường đón nhận rất tích cực.

DamSan luôn lấy nhu cầu thị trường và yêu cầu của khách hàng làm trọng tâm để phục vụ. Đặc biệt, chất lượng sản phẩm cũng như những dịch vụ sau bán hàng được DamSan coi trọng và thực hiện tốt.

Thứ ba, chất lượng sản phẩm cũng như những dịch vụ sau bán hàng được DamSan đặt lên hàng đầu. Tất cả những khiếu nại thắc mắc của khách hàng đều được giải đáp và giải quyết một cách thoả đáng. Vì vậy sản phẩm DamSan làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Chưa bao giờ Dam San có hàng tồn kho.
Thứ tư, để trụ vững, DamSan đã thực hiện tái cơ cấu sản xuất, chuyển từ quản lý điều hành trực tiếp sang mô hình phân cấp văn phòng. Từ các nhà máy sản xuất đến các công ty thành viên đều áp dụng phương pháp quản lý chất lượng theo mô hình 5S của Nhật giúp giảm chi phí, giá vốn… ý thức con người được nâng lên, thu nhập người lao động tăng lên. Cho nên, dù ảnh hưởng đại dịch nhưng mức lương ở DamSan vẫn đảm bảo 100%, thậm chí còn tăng. Đây là thành công của DamSan. Mặc dù không đạt được kế hoạch đề ra của HĐQT và các cổ đông nhưng DamSan vẫn vững bước vượt qua một năm đầy khó khăn.

- Nói như vậy đồng nghĩa với lĩnh vực kinh doanh bất động sản của DamSan đã rất thành công trong năm 2020 khi dịch COVID-19 đến bất ngờ, không ít doanh nghiệp bất động sản phá sản?

Đúng vậy, nhờ phân vùng khách hàng, áp dụng chuyển đổi số nên các hoạt động, kênh liên lạc nội bộ với khách hàng của DamSan diễn ra liên tục, hiệu quả cao. Chúng tôi đang rà soát lại các dự án và triển khai các kế hoạch dài hơi hơn. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp tại xã An Ninh, huyện Tiền Hải, Thái Bình với diện tích 50 ha do DamSan đầu tư dự kiến trong quý I/2021 sẽ xong toàn bộ hạ tầng. Hiện nay, DamSan cũng đang tiếp nhận nhà đầu tư vào dự án này. Bản thân DamSan cũng đầu tư 2 nhà máy vào cụm công nghiệp với tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng, trong đó một nhà máy sợi 40.000 cọc khoảng 350 tỷ đồng, một nhà máy chăn ga khoảng 150 tỷ đồng. Song song, DamSan tiếp tục triển khai một số dự án bất động sản cũ, đồng thời nghiên cứu triển khai thực hiện một số dự án mới. Dự kiến trong năm 2021 – 2022, dự án bước vào thực hiện các thủ tục về giải phóng mặt bằng.

 Cụm công nghiệp xã An Ninh, huyện Tiền Hải.

Cụm công nghiệp xã An Ninh, huyện Tiền Hải.

- DamSan nhiều năm nay vẫn cần mẫn với việc nhân rộng thêm cọc sợi trong chiến lược kinh doanh của mình. Liệu đây có phải là “nước cờ” đón đầu của DamSan trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, thưa ông?

Như tôi đã chia sẻ ở trên, trong 2 nhà máy chúng tôi đầu tư mới (dự kiến đầu năm 2022 đi vào hoạt động) thì nhà máy sản xuất chăn ga mục tiêu của DamSan là hướng tới xuất khẩu vào thị trường châu Âu và các nước đối tác của EU nhằm tận dụng cơ hội mang lại từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Còn với nhà máy sợi, thị trường mục tiêu của DamSan vẫn là Trung Quốc. Bởi chỉ có Trung Quốc nhập khẩu sợi để dệt ra vải phục vụ ngành may mặc của toàn thế giới. Song cả hai nhà máy trên, chúng tôi đều áp dụng công nghệ 4.0 vào vận hành như ứng dụng tự động hóa 100%, sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành sản xuất… góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất giúp DamSan nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đồng đều, giảm tối đa chi phí nhân công… Có như vậy DamSan mới cạnh tranh vững vàng trong hội nhập. Trong thời điểm này, nếu không chủ động đổi mới, nếu vẫn ì ạch dùng công nghệ cũ, khi ấy chúng ta chỉ cạnh tranh được với các nước châu Phi hay các quốc gia kém phát triển ở Đông Á, Bắc Á… mà thôi.

- Xin cảm ơn ông và chúc DamSan ngày càng phát triển.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp bất ngờ giải thể ở Bình Dương (Kỳ 1): Hàng trăm công nhân lao đao

    Doanh nghiệp bất ngờ giải thể ở Bình Dương (Kỳ 1): Hàng trăm công nhân lao đao

    12:02, 19/02/2021

  • Thương vụ sáp nhập Aon và Willis gặp khó?

    Thương vụ sáp nhập Aon và Willis gặp khó?

    05:02, 19/02/2021

  • Warren Buffett thấy gì ở Chevron?

    Warren Buffett thấy gì ở Chevron?

    11:00, 18/02/2021

  • Doanh nghiệp của

    Doanh nghiệp của "nữ hoàng cá tra" đang rơi vào thế khó?

    11:00, 18/02/2021

KHẮC LÃNG