Doanh nghiệp của "nữ hoàng cá tra" đang rơi vào thế khó?

KHÁNH HÀ 18/02/2021 11:00

Giai đoạn 2019-2020, đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong hầu hết chỉ số kinh doanh của Vĩnh Hoàn.

Sau khi bứt phá mạnh vào năm 2018 với khoản lãi gần 1.500 tỷ đồng, tương đương tổng lợi nhuận ba năm trước đó cộng lại, thì đến giai đoạn 2019-2020, đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong hầu hết chỉ số kinh doanh của Vĩnh Hoàn.

Năm 2019, Vĩnh Hoàn ghi nhận lợi nhuận đi lùi lần đầu tiên sau nhiều năm tăng trưởng, giảm 18% so với cùng kỳ, xuống còn 1.180 tỷ đồng. Doanh thu của Vĩnh Hoàn cũng giảm 15% về mức 7.867 tỷ đồng.

Giai đoạn 2019-2020, đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong hầu hết chỉ số kinh doanh của Vĩnh Hoàn.

Giai đoạn 2019-2020, đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong hầu hết chỉ số kinh doanh của Vĩnh Hoàn.

Đến năm 2020, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng mạnh đến ngành thủy sản thế giới, khiến cho việc tiêu thụ giảm và xu hướng thay đổi, đơn đặt hàng giảm 35 – 50%. Dưới tác động đó, doanh thu và lợi nhuận của Vĩnh Hoàn lại tiếp tục lao dốc. Cụ thể, doanh thu Vĩnh Hoàn đạt 7.037 tỷ đồng, giảm 10,6% so với năm 2019. Trừ chi phí giá vốn, lợi nhuận gộp thu về đạt hơn 1.001 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đạt 14,2%, giảm mạnh so với tỷ lệ 19,5% đạt được năm 2019. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt gần 705 tỷ đồng, giảm sút 40% so với lợi nhuận đạt được năm 2019.

Giải trình cho nguyên nhân doanh thu và lợi nhuận đều giảm sút so với cùng kỳ, bà Trương Thị Lệ Khanh cho biết do giá bán và sản lượng đều giảm. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, các thị trường chính như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, ASEAN áp dụng giãn cách xã hội, kênh tiêu thụ chính của cá tra là hàng quán phải đóng cửa hàng loạt đã gây thiệt hại nặng nề đến sức mua của dòng sản phẩm này.

Trên thực tế, dù hết ảnh hưởng của dịch bệnh, Vĩnh Hoàn vẫn phải đối mặt với các rào cản khác. Đầu tiên, với thị trường châu Âu, kỳ vọng tăng doanh thu nhờ giảm thuế quan khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực chưa mang lại nhiều kết quả tích cực.

Theo European Comission (EC), Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu cá tra vào châu Âu và mặt hàng này sẽ được giảm thuế từ 5,5% về 0% trong vòng 4 năm. Nhìn chung, mức giảm thuế hằng năm 1,8% không phải là quá lớn, nên việc giảm thuế quan không làm tăng lợi thế cạnh tranh của cá tra Việt Nam.

Sau nữa, kết quả của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 15 (POR 15) của Mỹ đối với cá tra, ba sa của Việt Nam không tạo ra cạnh tranh đáng kể cho Vĩnh Hoàn so với các doanh nghiệp cùng ngành khác.

Đặc biệt, để “kìm hãm” đà suy giảm lợi nhuận, bà Lệ Khanh đặt kỳ vọng vào “át chủ bài” collagen và gelatin. Đây là những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao chế biến từ da cá, phục vụ cho ngành dược phẩm, mỹ phẩm.

Đặc biệt, để “kìm hãm” đà suy giảm lợi nhuận, bà Lệ Khanh đặt kỳ vọng vào “át chủ bài” collagen và gelatin. Đây là những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao chế biến từ da cá, phục vụ cho ngành dược phẩm, mỹ phẩm.

Vĩnh Hoàn đang thực hiện chiến lược đầu tư cho cơ hội gia tăng lợi nhuận thông qua chuỗi giá trị. Bên cạnh hoạt động truyền thống xuất khẩu cá tra, bà Trương Thị Lệ Khanh đang hướng Vĩnh Hoàn tăng doanh số bán mỡ cá và bột cá và doanh số sản phẩm collagen và gelatin nhờ nhà máy mới đi vào hoạt động từ tháng 10/2020.

Đặc biệt, để “kìm hãm” đà suy giảm lợi nhuận, bà Lệ Khanh đặt kỳ vọng vào “át chủ bài” collagen và gelatin. Đây là những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao chế biến từ da cá, phục vụ cho ngành dược phẩm, mỹ phẩm.

Colagen là sản phẩm được kì vọng sẽ giúp Vĩnh Hoàn lội ngược dòng trong thời kì xuất khẩu đình trệ

Colagen là sản phẩm được kì vọng sẽ giúp Vĩnh Hoàn lội ngược dòng trong thời kì xuất khẩu đình trệ

Nhận định về "át chủ bài" C&G, bà Nguyễn Ngô Vi Tâm – Tổng Giám đốc Vĩnh Hoàn cho hay, "Sản phẩm này đang phát triển tốt, hầu như không bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh, kỳ vòng tiếp tục đóng góp tích cực vào doanh thu, lợi nhuận của Vĩnh Hoàn".

“Nữ hoàng cá tra” Trương Thị Lệ Khanh từng chia sẻ, “phải vượt qua khó khăn chứ không phải ngồi than vãn”. Để vượt qua sự suy thoái toàn cầu trong ngành F&B, bà Lệ Khanh tăng cường tìm kiếm cơ hội phát triển mới. Nữ doanh nhân này đặt mục tiêu mở rộng thị trường thông qua các quan hệ đối tác ở châu Âu. Ở trong nước, Vĩnh Hoàn cũng đang tích cực mở rộng thị trường thông qua M&A một số doanh nghiệp.

Trong tương lai, bà Lệ Khanh mong muốn Vĩnh Hoàn trở thành một công ty đa quốc gia. “Không chỉ mở rộng vùng nuôi và tăng cường chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm mà còn phải làm sao đó để Vĩnh Hoàn có thể bán hàng trực tiếp cho siêu thị với thương hiệu của mình tại nhiều quốc gia”, người sáng lập Vĩnh Hoàn chia sẻ khát vọng về đứa con tinh thần của mình.

Có thể bạn quan tâm

  • Thủy sản Vĩnh Hoàn “bất ngờ” với POR16

    Thủy sản Vĩnh Hoàn “bất ngờ” với POR16

    15:30, 09/01/2021

  • Vĩnh Hoàn (VHC): Nửa đầu năm LNST hợp nhất giảm hơn 49% xuống còn 367,5 tỷ, một phần do không còn phát sinh lãi thoái vốn

    Vĩnh Hoàn (VHC): Nửa đầu năm LNST hợp nhất giảm hơn 49% xuống còn 367,5 tỷ, một phần do không còn phát sinh lãi thoái vốn

    11:13, 01/08/2020

  • Vĩnh Hoàn và “bước nhảy” EVFTA

    Vĩnh Hoàn và “bước nhảy” EVFTA

    11:00, 06/06/2020

  • [SARS-CoV-2] Vĩnh Hoàn gặp khó

    [SARS-CoV-2] Vĩnh Hoàn gặp khó

    00:00, 27/02/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp của "nữ hoàng cá tra" đang rơi vào thế khó?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO