SCIC khó "duyên" với bất động sản

PHƯƠNG UYÊN 17/10/2019 15:06

Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) dường như không “mát tay” khi đầu tư, góp vốn mua cổ phần của một số công ty kinh doanh bất động sản.

SCIC vừa thông báo sẽ bán đấu giá toàn bộ cổ phần sở hữu tại CTCP Xây dựng Tư vấn Đầu tư Bình Dương (Biconsi). 

 Nắm quyền sử dụng rất nhiều đất vàng là lợi thế và cũng là bảo bối để Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) mang đi hợp tác. Nhưng không chỉ “ngã” ở chính trường tài chính mà doanh nghiệp này còn khiến các dự án bất động sản

Dự án Khu đô thị Thương mại dịch vụ Phú Mỹ đang trầy trật do chưa đầy đủ pháp lý để mở bán

Tại thời điểm 30/6/2019, Biconsi có vốn điều lệ gần 199 tỉ đồng. Doanh nghiệp này có 6 cổ đông lớn (bao gồm SCIC) với tổng tỉ lệ sở hữu lên đến hơn 81%; 19% cổ phần còn lại thuộc sở hữu 91 cổ đông nhỏ. SCIC đã rót tương đối vốn đầu tư vào các dự án của Biconsi trong khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả, gây ứ đọng vốn.

Được biết, Biconsi hiện đang quản lí và sử dụng nhiều lô đất được Nhà nước giao hoặc đất mua để phục vụ mục đích triển khai các dự án bất động sản, với diện tích khoảng 235 ha. Một số dự án phải kể đến của Biconsi như 79 ha Khu Dân cư Dịch vụ Tân Bình, 40 ha Khu Dân cư Hiệp Thành 3, 20 ha Khu Dân cư Mỹ Phước 3, gần 19 ha Khu DC - TM Uyên Hưng,… và 2 trung tâm thương mại (TTTM) là TTTM Bình Dương Square TTTM Dịch vụ Bạch Đằng.

Biconsi cũng sở hữu và phát triển 2 trung tâm thương mại là Bình Dương Square và Trung tâm thương mại dịch vụ Bạch Đằng (Bach Dang's Gold), trong đó, Bach Dang's Gold có tổng diện tích lên đến trên 64.000 m2. Đặc biệt, Biconsi đang sở hữu Cảng Thạnh Phước. Đây là cảng thủy nội địa nằm cạnh sông Đồng Nai, tọa lạc tại phường Thạnh Phước, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Trong năm 2019, Biconsi định hướng sẽ bàn giao chung cư Hiệp Thành block E và F, chung cư cao cấp Biconsi Tower. Biconsi tiếp tục đầu tư, phát triển dự án Khu đô thị Biconsi Riverside (Tân Uyên); phát triển sản phẩm và phân phối độc quyền Khu nhà ở Thương mại Dịch vụ Phú Mỹ, Chung cư Phú Mỹ (Thủ Dầu Một). 

Tuy nhiên, cũng giống như các doanh nghiệp bất động sản khác trên địa bàn, các sản phẩm bất động sản của Biconsi đang gặp khó. 

Đơn cử như Dự án Khu đô thị Thương mại dịch vụ Phú Mỹ đang trầy trật do chưa đầy đủ pháp lý để mở bán. Cụ thể dự án này chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉ mới có thủ tục giao đất. 

Khu dân cư Hiệp Thành 3 Thanh tra nhà nước phát hiện 9 trường hợp được khấu trừ tiền bồi thường giải phóng mặt bằng vào tiền sử dụng đất và thuê đất trái quy định dẫn đến thiệt hại ngân sách (NS) hơn 38,54 tỷ đồng.

Một số dự án chậm tiến độ do tình hình bất động sản đóng băng kéo dài; do giải phóng mặt bằng vướng bởi các hộ dân trong vùng quy hoạch dự án không đồng ý giá bồi thường dẫn đến doanh nghiệp gặp khó khăn trong huy động vốn...

Không chỉ Biconsi, nhiều dự án bất động sản mà SCIC rót vốn cũng đang "nằm bất động" trên giấy. Cụ thể, SCIC đã đầu tư 110,3 tỷ đồng vào dự án của CTP Đầu tư và Dịch vụ Thăng Long từ năm 2008 để triển khai dự án xây dựng cao tốc, văn phòng, că hộ tại khu đất số 6 Thăng Long, phường 4, quận Tân Bình, TPHCM nhưng đến nay dự án vẫn chưa triển khai.

Có thể bạn quan tâm

  • SCIC sẽ thoái vốn tại đơn vị sở hữu loạt BĐS tại Bình Dương

    SCIC sẽ thoái vốn tại đơn vị sở hữu loạt BĐS tại Bình Dương

    00:00, 17/10/2019

  • Thoái vốn qua SCIC, nhiều thách thức

    Thoái vốn qua SCIC, nhiều thách thức

    12:40, 16/08/2019

  • SCIC nói gì việc cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước vẫn

    SCIC nói gì việc cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước vẫn "ì ạch"?

    12:53, 08/08/2019

SCIC cũng góp 199 tỷ đồng từ năm 2007, để hợp tác với Bảo Việt Nhân Thọ thực hiện dự án Tháp Tài chính trên khu đất 220 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội nhưng đến nay vẫn bất động.

Nguyên nhân được chỉ ra là do tỷ lệ góp vốn giữa SCIC và Bảo Việt Nhân Thọ là 50-50 nên không bên nào có quyền quyết định. Ngoài ra, do tình hình bất động sản trầm lắng, do các bên trình cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chiều cao dự án để đảm bảo yếu tố hiệu quả đầu tư.

Ngoài ra, SCIC còn góp vốn vào Dự án của Công ty CP Tháp truyền hình với số tiền 49,5 tỷ đồng từ năm 2015. Các bên đã trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án lên Chính phủ từ tháng 4/2016 nhưng chưa được xem xét, phê duyệt. Đến năm 2017, SCIC được Thủ tướng chấp thuận chủ trương thoái vốn khỏi dự án.

Ông Nguyễn Ðức Chi - Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC từng thừa nhận, có 40 doanh nghiệp mà SCIC cố gắng bán nhiều lần nhưng vẫn chưa thành công, thậm chí không có nhà đầu tư nào quan tâm. Trong 40 doanh nghiệp này, có 28 đơn vị rơi vào tình trạng thua lỗ liên tục với lỗ lũy kế trên 3 năm.

“Với những doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, rất khó có thể bán được kể cả bán rẻ, vì không nhà đầu tư nào muốn đi ôm cục nợ. Những doanh nghiệp gọi là còn tàm tạm thì vốn nhà nước chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ từ 5 - 20% nên rất khó bán. Với những doanh nghiệp còn lại, việc xác định giá trị doanh nghiệp, định giá lại cao hơn nhiều giá trị thực, nên không nhà đầu tư nào chấp nhận bỏ tiền mua” – ông Chi phân tích.

PHƯƠNG UYÊN