Thoái vốn qua SCIC, nhiều thách thức

Theo Đầu tư chứng khoán 16/08/2019 12:40

Theo kế hoạch, năm 2019, SCIC sẽ thực hiện thoái vốn nhà nước tại 108 doanh nghiệp. Tuy nhiên, với các ràng buộc chặt chẽ về giá, thách thức chào bán thành công là rất lớn.

Thiên về bán buôn

Từ đầu năm đến nay, các đợt chào bán cổ phần thoái vốn nhà nước của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đều được thực hiện theo phương thức chào bán cả lô. Chẳng hạn, trong tháng 7, tổng công ty này chào bán 3,56 triệu cổ phần (tương đương 50% vốn) tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang, với giá khởi điểm 111.700 đồng/cổ phần, đồng nghĩa với việc nhà đầu tư phải bỏ ra tối thiểu 398 tỷ đồng nếu muốn tham gia thương vụ trên.

Trong tháng 8, ngoài một số phiên chào bán quy mô nhỏ, có hai đợt chào bán đáng chú ý là Công ty cổ phần Y tế Domesco và Tổng công ty cổ phần Dầu thực vật Vocarimex, với giá trị ước khoảng 1.000 tỷ đồng/đợt.

Trong tháng 8, ngoài một số phiên chào bán quy mô nhỏ, có hai đợt chào bán đáng chú ý là Công ty cổ phần Y tế Domesco và Tổng công ty cổ phần Dầu thực vật Vocarimex, với giá trị ước khoảng 1.000 tỷ đồng/đợt.

Trong tháng 8, ngoài một số phiên chào bán quy mô nhỏ, có hai đợt chào bán đáng chú ý là Công ty cổ phần Y tế Domesco và Tổng công ty cổ phần Dầu thực vật Vocarimex, với giá trị ước khoảng 1.000 tỷ đồng/đợt.

Lý giải cho việc lựa chọn phương thức chào bán cả lô, ông Nguyễn Ðức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC cho biết, cách bán này thường đem lại giá trị cao hơn là bán lẻ và Nhà nước bán gọn được toàn bộ số cổ phần đem ra thoái vốn, tránh những bất cập trước đây mà hiện nay SCIC vẫn đang phải xử lý, đó là ở một số doanh nghiệp còn lại một lượng cổ phần lẻ, không bán hết trong các đợt thoái vốn.

Với những doanh nghiệp chỉ còn ít cổ phần, cổ đông nhà nước lâm vào tình thế “bỏ thì thương, vương thì tội”, vì khi đó chỉ đóng vai trò là nhà đầu tư nhỏ lẻ, không tham gia vào các hoạt động quản trị doanh nghiệp, cũng không có tiếng nói có trọng lượng tại doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp kết quả kinh doanh không tệ, nhưng SCIC cũng không bán được nốt số cổ phần còn dư, vì nhà đầu tư lớn trong doanh nghiệp không có nhu cầu gia tăng tỷ lệ cổ phần.

Tuy vậy, cách bán trên không hẳn lúc nào cũng thuận lợi, vì đa phần nhắm đến các nhà đầu tư lớn có tiềm lực, muốn có quyền quản trị tại doanh nghiệp, chứ ít khi là đầu tư tài chính. Ở không ít doanh nghiệp, bán buôn khó, bán lẻ cũng khó không kém. Ví dụ, tại phiên chào bán cổ phần Sa Giang, giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán ở mức cao, gần 130.000 đồng/cổ phiếu, trong khi thanh khoản rất thấp, chỉ đạt vài nghìn cổ phiếu/phiên. Nhìn vào thanh khoản này, nhà đầu tư cá nhân ít có nhu cầu mua cổ phiếu qua đấu giá, ngay cả trong trường hợp SCIC thực hiện xé lẻ cổ phần ra chào bán.

Trong khi đó, giá khởi điểm các phiên chào bán đều cao hơn so với thị giá cổ phiếu trên sàn. Ðơn cử, giá khởi điểm đấu giá DMC là 119.600 đồng/cổ phiếu, cao hơn 64% so với thị giá đang ở mức 72.900 đồng/cổ phiếu. Lãnh đạo SCIC cho hay, việc định giá doanh nghiệp theo các quy định mới là rất chặt chẽ, phải tính đủ, tính tối đa theo các phương pháp định giá dựa trên tiềm năng doanh nghiệp, chứ không đơn thuần theo phương pháp định giá tài sản. Ngoài ra, SCIC còn phải tuân thủ một thông lệ là giá khởi điểm không thấp hơn trung bình giá cổ phiếu trong ít nhất 30 phiên liên tục trước khi chọn thời điểm chốt giá.

Bởi thế, không khó hiểu khi nhiều cổ phiếu có giá khởi điểm rất cao so với thị giá cổ phiếu trên sàn, vốn đã được đánh giá ở mức cao do các yếu tố phi thị trường như trường hợp cổ phiếu SGC hay DMC.

Năm 2018, doanh thu bán vốn của SCIC đạt gần 8.000 tỷ đồng, vượt kế hoạch. Năm 2019, chỉ tiêu doanh thu bán vốn không được bóc tách, nhưng kế hoạch doanh thu của SCIC chỉ ở mức 6.499 tỷ đồng, cho thấy sự thận trọng của Tổng công ty. Sau các đợt bán vốn khá lớn vào tháng 7, tháng 8, nhưng mức độ thu về chưa chắc chắn, thì trong các tháng tiếp theo, SCIC nhiều khả năng sẽ phải đẩy mạnh thoái vốn, trong đó tính đến những đợt thoái vốn có tiềm năng thu hút nhà đầu tư và dễ thành công hơn.

Thực tế, thoái vốn năm 2019 đang gặp nhiều thách thức. Theo chia sẻ của lãnh đạo SCIC, năm nay, thị trường chứng khoán có nhiều biến động, đi kèm với các biến động lớn trên thị trường tài chính và kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó là nhiều yêu cầu mới trong thực hiện thoái vốn nhà nước theo các quy định được ban hành năm 2018.

Thời điểm bán sẽ linh hoạt theo thị trường

Theo kế hoạch, năm 2019, SCIC sẽ bán vốn tại 108 doanh nghiệp, trong đó có không ít doanh nghiệp niêm yết sở hữu vị thế ngành và nhiều lợi thế kinh doanh khác. Ngoài Sa Giang, Domesco, còn có các doanh nghiệp nằm trong danh sách 10 “ông lớn” mà Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về việc bán vốn tại Thông báo số 281/TB-VPCP ngày 7/9/2016 như Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Công ty cổ phần Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam, Vinamilk, Công ty cổ phần FPT, Công ty Khoáng sản Hà Giang, Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong...

Có thể bạn quan tâm

  • 93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020

    93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020

    19:52, 15/08/2019

  • Cổ phần hóa doanh nghiệp: Vướng nhất là phương án sử dụng đất

    Cổ phần hóa doanh nghiệp: Vướng nhất là phương án sử dụng đất

    02:00, 12/08/2019

  • Cắt ‘bầu sữa’ với doanh nghiệp trong diện cổ phần hóa

    Cắt ‘bầu sữa’ với doanh nghiệp trong diện cổ phần hóa

    18:57, 11/08/2019

  • Hải Dương: Bao giờ mới xong cổ phần hóa?

    Hải Dương: Bao giờ mới xong cổ phần hóa?

    21:25, 08/08/2019

Thông tin từ SCIC cho biết, sau 2 phiên thoái vốn lớn ở DMC và Vocarimex trong tháng 8, doanh nghiệp nhiều khả năng thực hiện thoái vốn tiếp theo là Bảo hiểm Bảo Minh. Ðầu năm nay, Ðại hội đồng cổ đông Bảo Minh đã thông qua nới room ngoại lên 100%, mở đường cho các nhà đầu tư nước ngoài có điều kiện bỏ vốn lớn vào doanh nghiệp.

Bảo Minh có vốn điều lệ hơn 900 tỷ đồng, SCIC là cổ đông lớn nhất, sở hữu 50,7%, Tập đoàn AXA (Pháp) sở hữu 16,6% cổ phần. Khi AXA đầu tư vào Bảo Minh, có thỏa thuận với SCIC rằng, khi thoái vốn, hai bên sẽ cùng thoái vốn. Như vậy, nếu lần này AXA muốn thoái vốn cùng SCIC thì tỷ lệ sở hữu hai bên lên tới gần 70%, tức là đủ để người mua trọn lô chi phối hoàn toàn doanh nghiệp. Thương vụ do vậy được nhìn nhận là hấp dẫn, đặc biệt với các nhà đầu tư ngoại muốn gia nhập thị trường Việt Nam, vào lĩnh vực bảo hiểm, chứ không phải đầu tư tài chính đơn thuần.

Có nhiều doanh nghiệp khác được nhận xét hấp dẫn khi SCIC đưa ra chào bán. Chẳng hạn, Công ty cổ phần Bến xe Kon Tum có vốn nhà nước 97%, tương đương 31 tỷ đồng; Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ có vốn nhà nước 98%, tương ứng với 108 tỷ đồng; Tổng công ty cổ phần điện tử và tin học có 88% vốn nhà nước, tương ứng 385 tỷ đồng; hay Tổng công ty Licogi (41% vốn nhà nước), Fafim Việt Nam (30% vốn nhà nước), Công ty cổ phần Ðầu tư Tháp truyền hình Việt Nam (33% vốn nhà nước).

Ông Nguyễn Ðức Chi cho biết, nếu cộng cả các doanh nghiệp chưa thực hiện thoái vốn thành công từ các năm trước dồn sang, danh sách thoái vốn năm nay lên tới 140 doanh nghiệp. Quan điểm của SCIC là việc thoái vốn linh hoạt theo thị trường, bán vốn phải đạt hiệu quả, nếu thị trường chứng khoán diễn biến không tốt thì Tổng công ty sẽ không đưa hàng hóa ra bán.

Ông Chi cho biết thêm, không phải doanh nghiệp nào đem ra bán vốn cũng dễ thành công. Trong danh sách trên, có hơn 40 doanh nghiệp SCIC đã bán nhiều lần mà không có người mua vì các lý do như hoạt động kinh doanh èo uột, không có lợi thế cạnh tranh, âm vốn chủ sở hữu…

Nhìn chung, năm nay, việc bán vốn rất thách thức. Cả 2 đợt đấu giá tại Sa Giang và Vocarimex đều không thành công do không có nhà đầu tư đăng ký tham gia, đợt bán vốn tại Domesco cho đến thời điểm này cũng chưa có nhà đầu tư nào đăng ký, đã cho thấy điều đó.

Giám đốc một công ty chứng khoán nói rằng, kiểu định giá an toàn và một số quy định tại Nghị định 32/2018/NÐ-CP khiến các đợt thoái vốn không thành công do thiếu tính thị trường.

Nhìn nhận về thực trạng danh mục SCIC từ góc nhìn M&A, ông Lê Thanh Tuấn, Trưởng ban Đầu tư 4, SCIC cho biết, các doanh nghiệp mà Tổng công ty sở hữu trên 25% vốn thường là mục tiêu M&A của các nhà đầu tư, bởi với việc nắm giữ tỷ lệ này, họ có thể có sức ảnh hưởng chi phối đến chiến lược, định hướng của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có thị phần đáng kể dễ tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược hơn.

Còn với các doanh nghiệp nhỏ, theo ông Tuấn, chủ yếu là nhà đầu tư tài chính tìm đến, bởi họ nhắm vào tài sản của doanh nghiệp là đất. Đối với doanh nghiệp mua quyền sử dụng đất, giá bán có thể cao hơn nhiều so với giá khởi điểm, với kỳ vọng là có thể đầu tư cao ốc ở khu vực đó. Thí dụ, Khách sạn Kim Liên có giá khởi điểm 30.600 đồng/cổ phần, nhưng giá bán thành công 274.200 đồng/cổ phần, hay Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu văn hóa phẩm có giá khởi điểm là 13.000 đồng/cổ phần, nhưng giá bán thành công 255.000 đồng/cổ phần.

Yếu tố làm một công ty trở thành mục tiêu M&A hấp dẫn thường là doanh nghiệp có lợi thế sản xuất nhưng tiềm năng dưới ngưỡng trung bình; công ty chưa phải đại chúng có nợ vay nhiều hoặc công ty đại chúng vay nợ ít…

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thoái vốn qua SCIC, nhiều thách thức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO