Vì sao người nước ngoài không dễ sở hữu nhà tại Việt Nam? (KỲ II): Nghịch lý thừa thiếu "room"

LÊ SÁNG 08/09/2020 07:00

Thực tế đang đặt ra nghịch lý tại những dự án cao cấp “kín room" cho người nước ngoài mua nhà còn những dự án trung cấp hoặc bình dân định mức "room" có khi không dùng đến.

Việc có nên nới “room” nâng tỷ lệ người nước ngoài được sở hữu nhà tại một dự án bất động sản hay việc có nên cho phép người nước ngoài được phép mua bất động sản du lịch đã được bàn luận khá nhiều trong thời gian qua.

Người nước ngoài ngày càng quan tâm đến phân khúc nhà ở cao cấp tại Việt Nam

Người nước ngoài ngày càng quan tâm đến phân khúc nhà ở cao cấp tại Việt Nam

Trong khi việc cho phép người nước ngoài mua BĐS du lịch có thể còn phải đợi loại hình này được “định danh” một cách cụ thể về pháp lý thì theo nhiều chuyên gia và cả những doanh nghiệp trong cuộc thì câu chuyện trước mắt là giải quyết bài toán mất cân đối trong phân bố tỷ lệ người nước ngoài được sở hữu nhà tại một dự án.

Theo đó, Luật nhà ở và Luật kinh doanh BĐS hiện hành quy định cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ được sở hữu không vượt quá 30% tổng số lượng căn hộ tại tòa nhà chung cư, không quá 10% hoặc 250 căn nhà thấp tầng tại dự án nhà ở. Như vậy, có thể hiểu “room” này đang được chia đều cho tất cả các dự án được phép bán nhà cho người nước ngoài.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Văn Đính - Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam thì nhu cầu của người nước ngoài mua bất động sản cao cấp đang cao hơn trong nước. Cùng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch GP.Invest cho rằng, nhu cầu của cá nhân, tổ chức nước ngoài đối với phân khúc BĐS cao cấp là có thật và không nhỏ.

Ông Hiệp dẫn chứng trường hợp dự án The Nine Phạm Văn Đồng dù chỉ mới ra mắt, chưa mở bán nhưng đã có đối tác nước ngoài đặt vấn đề mua trọn lô 30% số căn “room ngoại” để tự phân phối. Tương tự, dự án The Zei Mỹ Đình chủ đầu tư cũng tiết lộ hết "room" cho người nước ngoài mua nhà sau 2 lần mở bán.

Keangnam Hanoi Landmark Tower là dự án mà người nước ngoài được phép sở hữu tại Hà Nội

Keangnam Hanoi Landmark Tower là một trong những dự án đầu tiên mà người nước ngoài được phép sở hữu tại Hà Nội

Như vậy, thực tế đang đặt ra nghịch lý tại những dự án cao cấp có khi “kín room” còn những dự án trung cấp hoặc bình dân dù cũng được cấp phát định mức nhưng có khi lại không dùng đến.

Xuất phát từ sự mất cân bằng đó, tại một Hội nghị lấy ý kiến về những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp BĐS do Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNRREA) tổ chức vừa qua, đại diện một doanh nghiệp BĐS lớn đã cho rằng trước mắt chưa cần nới room mà nên xem xét phương án phân bổ lại tỷ lệ Cô ta (QUOTA) người nước ngoài được sở hữu nhà theo từng địa phương xét trên tương quan về quy mô dân số cũng như diện tích tự nhiên chứ không nên quy định cứng theo từng dự án.

Theo đó, vị này cho rằng tại những dự án cao cấp vốn được người nước ngoài quan tâm có thể tăng tỷ lệ “room” lên nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ chung của địa phương, khu vực khi xét trên tổng thể các dự án.

Nhu cầu “room ngoại”, đặc biệt là nhà ở cao cấp là có nhưng theo nhiều nhà phân tích không nên quá kỳ vọng vào câu chuyện sẽ có một làn sóng ồ ạt cá nhân người nước ngoài đổ tiền vào BĐS Việt Nam dù có được nới “room” hay được cho phép mua BĐS du lịch.

KỲ III: Nới "room" nhưng đừng mong có sóng

Có thể bạn quan tâm

  • Nới

    Nới "room" cho người nước ngoài mua nhà

    07:00, 01/09/2020

  • HoREA kiến nghị cấp

    HoREA kiến nghị cấp "sổ hồng" cho người nước ngoài mua nhà tại TP.HCM

    03:40, 04/09/2020

  • [DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH TTHC] Loạt kiến nghị

    [DIỄN ĐÀN CẢI CÁCH TTHC] Loạt kiến nghị "gỡ vướng" cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam

    06:51, 29/04/2020

  • [BẤT ĐỘNG SẢN TUẦN TỪ 28/10- 02/1]: Quản chặt người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam, Đông Anh sốt đất

    [BẤT ĐỘNG SẢN TUẦN TỪ 28/10- 02/1]: Quản chặt người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam, Đông Anh sốt đất

    16:30, 02/11/2019

  • Quản chặt người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

    Quản chặt người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

    14:34, 01/11/2019

LÊ SÁNG