BẤT ĐỘNG SẢN TUẦN TỪ 14 - 19/9: Nóng câu chuyện "SỔ HỒNG"
Quyền tài sản bị "treo" theo sổ hồng, trục Hồ Tây - Ba Vì vẫn nằm trên giấy, cải tạo sông Tô Lịch thành công viên tâm linh... là những thông tin bất động sản nổi bật trong tuần.
1/ Quyền tài sản bị “treo” theo sổ hồng (KỲ I): Doanh nghiệp mang danh bội tín
Việc tính tiền sử dụng đất bị “tắc” khiến chủ đầu tư chậm trễ cấp sổ hồng cho cư dân là một trong những nguyên nhân lớn khiến xung đột ở các chung cư ngày một leo thang.
>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.
2/ Quyền tài sản bị “treo” theo sổ hồng (KỲ II): Hệ lụy “ba nhà” cùng gánh
Tình trạng chậm xác định tiền sử dụng đất đã dẫn đến hàng chục nghìn dự án bị treo sổ hồng, chủ đầu tư mất uy tín và gia tăng tranh chấp với cư dân. Chỉ tính riêng TP HCM hiện có 25.000 căn hộ chưa được cấp sổ hồng, đó là chưa kể đến 2.693 officetel chưa thể “xác định chủ quyền”.
>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.
3/ Quyền tài sản bị “treo” theo sổ hồng (KỲ III): Tốt nhất là đấu giá đất
Cơ chế 2 giá đất chính là mấu chốt phải thay đổi, giá trên biểu khung công bố với thị trường quá chênh lệch, nảy sinh tiêu cực khi định giá. Việc chậm cấp sổ hồng thường do 2 nguyên nhân chính: Việc nộp tiền sử dụng đất và các điều kiện kỹ thuật công trình (hoàn công, thẩm định chất lượng công trình, PCCC...).
>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.
4/ TP.HCM: Trao hơn 1.000 “sổ hồng” cho các dự án nhà ở
Mới đây, Sở Tài nguyên Môi trường TP. HCM đã tổ chức Lễ trao 1.000 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 16 chủ đầu tư có các dự án nhà ở trên địa bàn TP.
>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.
5/ Trục Hồ Tây - Ba Vì nằm trên... giấy (KỲ I): Dự án chồng dự án
Dự án tuyến đường trục Hồ Tây - Ba Vì nằm trong danh mục công trình trọng điểm ưu tiên triển khai của Thủ đô Hà Nội giai đoạn năm 2016-2020 tuy nhiên đến nay vẫn nằm trên... giấy. Trong bản kiến nghị gửi tới Thủ tướng Chính phủ sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, cử tri TP Hà Nội kiến nghị điều chỉnh dự án trục Hồ Tây - Ba Vì trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm để tránh tình trạng dự án chồng dự án, giúp người dân ổn định cuộc sống.
>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.
6/ Trục Hồ Tây - Ba Vì nằm trên... giấy (KỲ II): Số phận dự án về đâu?
Theo quy hoạch của Hà Nội, trục Hồ Tây-Ba Vì sẽ đi qua đô thị vệ tinh Hòa Lạc, đây là trục đường được kỳ vọng khi hình thành sẽ góp phần giảm thiểu ùn tắc tại nhiều “điểm đen” giao thông.
>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.
7/ Trục Hồ Tây - Ba Vì nằm trên... giấy (KỲ III): Có thể điều chỉnh bằng những đường đi mềm mại
Trục Hồ Tây - Ba Vì là trục không gian cảnh quan và có thể có những đường đi mềm mại, việc lập và triển khai quy hoạch cũng cần có sự hài hòa, đồng thuận từ phía người dân.
>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.
8/ Cải tạo sông Tô Lịch thành công viên (KỲ I): Khó khả thi
Sau dự án ồn ào sử dụng thí điểm công nghệ Nano-Bioreactor, JVE lại đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành "Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh". Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng việc này khó khả thi.
>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.
9/ Khách hàng cần cẩn trọng trong hợp đồng mua bán nhà
Khi nhận Hợp đồng mua bán căn hộ, khách hàng chỉ để ý qua loa phần quyền lợi, nghĩa vụ của các bên và không để ý kỹ đến các điều khoản chỉ khi tranh chấp xảy ra mới biết mình thiếu căn cứ pháp lý.
>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.
10/ VIC Tower 10 năm "bất động", hơn 300 khách hàng đi đâu về đâu?
Có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư từ năm 2010, qua nhiều lần "chìm nổi", dự án VIC Tower (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đến nay vẫn án binh bất động.
>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.
11/ BI HÀI CHUYỆN Ở CHUNG CƯ: Cư dân New Horizon City bức xúc vì quy định gửi xe dưới tầng hầm
Chủ đầu tư và Ban quản lý chung cư New Horizon City - 87 Lĩnh Nam (phường Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội) đưa ra quy định gửi xe tầng hầm không hợp lý khiến cư dân bức xúc.
>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.
12/ Vì sao Bà Rịa-Vũng Tàu quyết không gia hạn cho "siêu dự án" nghỉ dưỡng?
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc không gia hạn dự án Khu nghỉ dưỡng Vũng Tàu Paradise.
>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.
13/ TP.HCM: Khung giá đất chênh lệch lớn so với thực tế
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị giải quyết một số vướng mắc trong việc xác định, thẩm định nghĩa vụ tài chính trên địa bàn thành phố.
>> Đọc bài cho tiết TẠI ĐÂY.
14/ Hà Nội: Trì trệ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân
Có chiều dài 1km nhưng dự án cải tạo tuyến đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) nhiều năm qua vẫn trì trệ, hàng loạt chung cư cao tầng chen chúc trở thành điểm nóng chất tải hạ tầng đô thị.
>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.
15/ Hàng loạt "ông lớn" bất động sản báo lỗ
Dưới tác động của dịch COVID-19, các "ông lớn" trong ngành bất động sản liên tục sụt giảm về lợi nhuận, hàng tồn kho tăng, tiền mặt cạn kiệt, báo lỗ.
>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.
16/ Vốn xây dựng TP Thủ Đức lấy từ đâu?
Các chuyên gia cho rằng, thách thức lớn nhất của việc thành lập phát triển TP Thủ Đức đó chính là nguồn tài chính. Tại Hội nghị lần thứ 43, Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa X diễn ra ngày 24-7-2020, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh từ yêu cầu hình thành một vùng tăng trưởng mới, TP.HCM đề xuất hợp nhất 3 quận gồm quận 2, 9 và Thủ Đức thành một TP trực thuộc TP.HCM, với tên gọi "TP Thủ Đức".
>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.
17/ “Loạn” dự án nghỉ dưỡng đỉnh Ba Vì
Hàng loạt dự án du lịch nghỉ dưỡng mọc lên tự phát bên trong Vườn Quốc gia (VQG) Ba Vì đang phá đi những giá trị văn hóa, lịch sử và phí phạm tiềm năng phát triển kinh tế.
>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.
18/ CẬN CẢNH DỰ ÁN PHÍA TÂY HÀ NỘI: Biệt thự sinh thái Foresa Villa... rêu phong, cỏ lấn
Dự án Khu đô thị sinh thái Xuân Phương là 1 trong những dự án bất động sản nằm trong quỹ đất 70 ha đất đối ứng mà Công ty CP Tasco (HUT) được UBND TP Hà Nội giao khi thực hiện dự án đường Lê Đức Thọ đến Khu đô thị mới Xuân Phương theo hình thức hợp đồng BT.
>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.
19/ SSI Research: Thời của bất động sản công nghiệp
Bất động sản công nghiệp có triển vọng tích cực trong dài hạn. Khi đại dịch lắng xuống sẽ có nhu cầu lớn về khu công nghiệp đối với các công ty chuẩn bị chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam.
>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.
20/ 5 yêu cầu cho “Thành phố Thủ Đức”
Việc thành lập thành phố sáng tạo Thủ Đức không chỉ là đòn bẩy phát triển kinh tế ở khu vực TP.HCM, mà còn là yếu tố kích thích phát triển thị trường bất động sản tại khu vực này.
>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY
21/ Hải Phát kiến nghị giữ nguyên khu vui chơi dự án The Vesta Phú Lãm
Chủ đầu tư Hải Phát và Ban quản trị chung cư The Vesta Phú Lãm vừa kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét tạm dừng thi công bãi đỗ xe và cho phép cư dân được giữ lại khu vui chơi trẻ em.
>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY
22/ HoREA: Sở TN&MT TP.HCM tính nhầm số lượng sổ hồng đã cấp?
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng Sở TN&MT TP.HCM mới chỉ cấp “sổ hồng” cho 8.605 cá nhân (bao gồm 1.000 sổ hồng vừa được trao) chỉ đạt tỷ lệ 27,4% chứ không phải 97,91% như đã công bố.
>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY
23/ Lấn sân bất động sản khu công nghiệp: Cơ hội và thách thức nào đang chờ Phát Đạt?
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cùng các hiệp định thương mại tự do bắt đầu có hiệu lực đã thúc đẩy nhiều công ty toàn cầu di dời nhà máy và dòng vốn đầu tư mới sang thị trường khác, ngoài Trung Quốc. Trong đó, Việt Nam - một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh toàn cầu - nổi lên là điểm đến hấp dẫn với các công ty toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm
CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN: Xu hướng kiến trúc nội thất trong sự xoay chuyển của công nghệ và khí hậu
19:49, 19/09/2020
Dự thảo Báo cáo chính trị tỉnh Vĩnh Phúc: Sản phẩm của “người thật, việc thật”
18:15, 19/09/2020
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Hà Nội phải đi đầu, làm gương mọi phương diện
16:43, 19/09/2020
Thành phố Thủ Đức sẽ đóng góp 7% GDP của cả nước
14:31, 19/09/2020
DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH TUẦN TỪ 14-19/9: Rủi ro nào tiềm ẩn khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp?
11:30, 19/09/2020