Chính sách phát triển nhà ở chưa sát thực tế (KỲ VI): Chiến lược hành động
Mới đây, Bộ Xây dựng đã có tờ trình Chính phủ đề nghị phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
LTS: Thủ tướng Chính phủ vừa có công văn yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp cùng các cơ quan, địa phương nghiên cứu xử lý phản ánh của Diễn đàn Doanh nghiệp về kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương có tính hình thức, không sát với thực tế nền kinh tế.
Trong đó hướng tới mục tiêu mỗi năm đầu tư xây dựng mới khoảng 100 triệu m2 sàn nhà ở, trong đó tối thiểu khoảng 20% diện tích sàn trong các dự án phát triển nhà ở đô thị được dành cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo.
Nội dung “Chiến lược hành động” cũng xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình tham gia phát triển nhà ở trong đó Nhà nước có trách nhiệm tập trung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung đồng bộ các cơ chế, chính sách về quy hoạch, đất đai, tài chính và khoa học công nghệ, xây dựng kế hoạch 5 năm và hằng năm để huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở theo cơ chế thị trường.
Bộ Xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp (căn hộ chung cư có quy mô dưới 70m2, giá bán không vượt quá 20 triệu đồng/m2) với một số giải pháp sát thị trường như: Chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại giá thấp được huy động vốn từ các nguồn hợp pháp theo quy định tại Điều 69 Luật Nhà ở 2014 gồm: Vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư; vốn huy động thông qua hình thức góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tiền mua, tiền cho thuê, tiền thuê nhà ở trả trước theo hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai; vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam. Chủ đầu tư được phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn triển khai thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
Đồng thời tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật như: sửa đổi Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng... về các quy định liên quan đến trình tự, thủ tục thực hiện quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư, giao đất, cho thuê đất, xác định giá đất, xác định chế độ sử dụng đất, về chuyển nhượng, chuyển đổi dự án đầu tư…
Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hình thức liên thông, cắt giảm thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết, hồ sơ, chi phí thực hiện trong hoạt động đầu tư xây dựng các dự án bất động sản.
Có thể bạn quan tâm
Chính sách phát triển nhà ở chưa sát thực tế (KỲ V): Thị trường “lệch pha” vì thủ tục
06:30, 20/11/2020
Chính sách phát triển nhà ở chưa sát thực tế (KỲ IV): Hãy để thị trường quyết định
10:00, 19/11/2020
Chính sách phát triển nhà ở chưa sát thực tế (KỲ III): Nút thắt phát triển thị trường bất động sản
12:30, 18/11/2020
Chính sách phát triển nhà ở chưa sát thực tế (KỲ II): Doanh nghiệp chưa được kinh doanh "chính danh"
11:50, 17/11/2020
Chính sách phát triển nhà ở chưa sát thực tế (KỲ I): "Bỏ quên" người lao động
06:30, 16/11/2020