Rối như thủ tục liên ngành trong xây dựng (KỲ II): Doanh nghiệp FDI được ưu ái

PHƯƠNG UYÊN 28/11/2020 00:15

Báo cáo của VCCI về vướng mắc của doanh nghiệp xây dựng cho thấy, dường như các doanh nghiệp FDI... lại được ưu ái.

LTS: Nhiêu khê, phức tạp, chồng chéo, tốn kém thời gian, công sức, tiền của, tạo cơ hội để cơ chế xin- cho… là những vấn đề được nhiều doanh nghiệp đề cập khi nhắc tới các thủ tục xây dựng cơ bản liên ngành.

Kết quả khảo sát cho thấy, với Sở Xây dựng là cơ quan doanh nghiệp thường xuyên tương tác nhất (55% doanh nghiệp), tiếp đó là UBND cấp huyện (32%) và UBND cấp tỉnh (20%). Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan khác lần lượt 7% và 6%

Kết quả khảo sát cho thấy, với Sở Xây dựng là cơ quan doanh nghiệp thường xuyên tương tác nhất (55% doanh nghiệp), tiếp đó là UBND cấp huyện (32%) và UBND cấp tỉnh (20%). Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan khác lần lượt 7% và 6%.

Báo cáo cũng chỉ rõ, trải nghiệm của doanh nghiệp dân doanh đối với các thủ tục liên ngành về xây dựng kém tích cực hơn đáng kể so với doanh nghiệp FDI. Tỷ lệ doanh nghiệp dân doanh gặp khó khăn khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cao hơn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở 12/13 thủ tục hành chính được khảo sát.

Chênh lệch này đáng kể ở các nhóm thủ tục về “quyết định chủ trương đầu tư”, “thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng”, “thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị”, và “kết nối cấp điện”.

Điều này có thể phản ánh những chuyển động chính sách trên thực tế khi hầu hết các địa phương trên cả nước đều có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một số địa phương sẵn sàng “trải thảm đỏ” mời gọi nhà đầu tư nước ngoài với sự chuẩn bị sẵn về mặt bằng kinh doanh (ví dụ như các khu công nghiệp với hạ tầng đường xá, điện, nước, viễn thông...) đồng thời tạo thuận lợi về thủ tục đăng ký đầu tư.

Doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ và nhỏ là nhóm cảm thấy các trở ngại rõ ràng nhất. Ở 12/13 nhóm thủ tục, các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ dưới 10 lao động đứng đầu về tỷ lệ gặp trở ngại. Tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với doanh nghiệp ở các quy mô khác, đặc biệt ở các nhóm thủ tục về “quyết định chủ trương đầu tư” “thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế xây dựng”, “kết nối cấp điện”, “đăng ký giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng”.

Khoảng 23% doanh nghiệp không đồng ý với nhận định “thời gian giải quyết hồ sơ đúng với thời hạn được niêm yết hoặc văn bản quy định.” Tình trạng này không phải là mới và không chỉ xảy ra đối với lĩnh vực xây dựng. Cải cách thủ tục hành chính nhằm rút ngắn chi phí thời gian cho doanh nghiệp vẫn là mục tiêu xuyên suốt trong các văn bản chính sách nhiều năm gần đây và được các doanh nghiệp chờ đợi.

Có thể bạn quan tâm

  • Rối như thủ tục liên ngành trong xây dựng (KỲ I): Doanh nghiệp “ám ảnh” vì thủ tục

    Rối như thủ tục liên ngành trong xây dựng (KỲ I): Doanh nghiệp “ám ảnh” vì thủ tục

    08:00, 27/11/2020

  • Doanh nghiệp FDI được

    Doanh nghiệp FDI được "ưu ái" thủ tục cấp phép xây dựng

    10:06, 26/11/2020

  • Chính sách phát triển nhà ở chưa sát thực tế (KỲ V): Thị trường “lệch pha” vì thủ tục

    Chính sách phát triển nhà ở chưa sát thực tế (KỲ V): Thị trường “lệch pha” vì thủ tục

    06:30, 20/11/2020

  • Thị trường nhà ở “lệch pha” vì thủ tục

    Thị trường nhà ở “lệch pha” vì thủ tục

    16:43, 19/11/2020

PHƯƠNG UYÊN