Tinh gọn hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật xây dựng
Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng với mục tiêu đến năm 2030 sẽ tinh gọn hệ thống hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn, mã số hóa nhằm dễ quản lý, tra cứu và áp dụng.
Ngày 09/02/2018, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng với mục tiêu đến năm 2030, hoàn thành biên soạn và ban hành 100% tiêu chuẩn quốc gia ngành Xây dựng theo quy hoạch định hướng mới.
Doanh nghiệp lúng túng
Theo Quyết định phê duyệt Đề án của Thủ tướng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng bao gồm: Quy hoạch xây dựng, vật liệu xây dựng, cơ khí xây dựng và khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, kiểm định, bảo trì, sửa chữa các công trình xây dựng (công trình dân dụng, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình an ninh, công trình quốc phòng và các công trình xây dựng khác).
Trên thực tế, tới năm 2020 Việt Nam có tới hơn 12.000 tiêu chuẩn, tuy nhiên các quy chuẩn này được áp dụng dựa trên các tiêu chuẩn nền tảng của Liên Bang Nga, nền tảng chiêu chuẩn của các nước châu Âu, do đó chưa có sự thống nhất và còn nhiều chồng chéo, gây khó khăn trong việc áp dụng vào xây dựng.
Tại toạ đàm trực tuyến do Báo Xây dựng tổ chức mới đây, ông Nguyễn Lương Bình - Phó TGĐ CTCP Tư vấn công nghệ thiết bị và Kiểm định xây dựng (CONINCO) cho biết, trong quá trình triển khai, áp dụng các tiêu chuẩn quy chuẩn có một số nội dung đã lỗi thời, chưa được cập nhật hoặc không còn cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế của ngành Xây dựng. Việc theo dõi, quản lý sử dụng hệ thống tiêu chuẩn chưa có mã tên cơ quan biên soạn, chưa tích hợp mã vạch hay mã số cũng khiến doanh nghiệp khó khăn trong tìm kiếm các quy chuẩn phù hợp để áp dụng.
Bên cạnh đó, các đơn vị tư vấn trong, ngoài nước sử dụng tiêu chuẩn chưa đồng bộ đối với cùng 1 dự án do sử dụng tiêu chuẩn quy chuẩn chưa cập nhật, chưa theo kịp các công nghệ tiên tiến; chưa cập nhật các tiêu chí về công trình xanh, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường hoặc do hạn chế từ nguồn vốn đầu tư.
Ngoài ra, việc đào tạo ở các trường Đại học chuyên ngành chưa cập nhật kịp thời các tiêu chuẩn quy chuẩn nên khi thực hành các kỹ sư cần tìm hiểu, cập nhật, thực hành.
Đồng quan điểm, ông Dương Anh Tuấn - Phó TGĐ CTCP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai cũng cho rằng việc ban hành áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kịp thời, là cơ sở để doanh nghiệp chuẩn hóa được quy trình sản xuất trong nhà máy cũng như trong quá trình xây dựng.
Ngoài ra, mặc dù doanh nghiệp được phép đề xuất áp dụng các tiêu chuẩn quy chuẩn châu Âu vào thiết kế, tuy nhiên ngay cả với các sản phẩm bất động sản Xuân Mai vẫn phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Nhà nước.
"Do vậy, công tác phổ biến tiêu chuẩn, quy chuẩn cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp thiết kế, xây dựng, sản xuất. Việc cập nhật, trao đổi các vướng mắc trong quá trình triển khai sản xuất là cực kỳ cần thiết” – ông Tuấn chia sẻ.
Sẽ tinh gọn hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia
Ghi nhận những phản ánh của doanh nghiệp cũng như thực tế áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng, ông Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) cho biết, năm 2017, Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng đề án Đề án được hoàn thiện, trình Chính phủ và được Thủ tướng phê duyệt vào ngày 09/02/2018 với tên gọi Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng với mục tiêu đến năm 2030 (Hay còn gọi là Đề án 198).
Mục tiêu tổng quát của Đề án là hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn đồng bộ, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước, khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất lao động, chống thất thoát lãng phí; hướng tới các tiêu chí xanh, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, bảo vệ an ninh quốc gia.
Đề án chia ra làm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn đến năm 2021, có 5 mục tiêu nhỏ như: Sắp xếp, tinh gọn hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn (tránh sự chồng chéo) từ 28 quy chuẩn giảm xuống còn 15 đến 20 quy chuẩn; Hoàn thiện quy hoạch định hướng hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có đến 1.500 tiêu chuẩn, trong đó Bộ Xây dựng biên soạn, thẩm định khoảng 1.000 tiêu chuẩn. Những năm qua, hệ thống tiêu chuẩn tản mát, được biên soạn bởi nhiều tổ chức khác nhau, không đồng bộ. Vì vậy, cần tìm ra một hướng mới để biên soạn hệ thống tiêu chuẩn. Mục tiêu trong năm 2021, Bộ Xây dựng sẽ biên soạn 10 - 15% tiêu chuẩn theo định hướng mới.
Mục tiêu tiếp theo là hoàn thiện cơ chế chính sách, kiểm soát quy trình áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở… Đồng thời đổi mới nghiên cứu hệ thống phổ biến thông tin về tiêu chuẩn.
"Hiện nay chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn. Vì vậy, hệ thống tiêu chuẩn cần sớm được đưa vào rộng rãi, tránh để người dân, các đơn vị liên quan tiếp cận thông tin gặp khó khăn. Cuối cùng là đổi mới hệ thống giáo trình tại các trường đại học, cập nhật kịp thời hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn mới được áp dụng trong tương lai" - ông Vũ Ngọc Anh thông tin.
Giai đoạn 2 là đến năm 2030, biên soạn đầy đủ 100% tiêu chuẩn do Bộ Xây dựng ban hành. “Hơn hết, gần 1.000 tiêu chuẩn sau khi biên soạn sẽ được xếp vào thành 8 bộ, 8 bộ tiêu chuẩn từ những vấn đề chung như quy hoạch, hạ tầng, kiến trúc… và khảo sát, thiết kế, sẽ được mã số, quản lý dễ dàng và doanh nghiệp, người dân dễ tra cứu, áp dụng” – ông Vũ Ngọc Anh nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Áp dụng quy chuẩn mới cho PCCC tại các công trình nhà ở
05:00, 07/10/2020
[BẤT ĐỘNG SẢN TUẦN QUA]: Ban hành quy chuẩn condotel; Kết quả phát triển nhà ở quốc gia không như mong muốn
17:00, 04/01/2020
Cấp thiết có Bộ chứng chỉ công trình xanh Việt Nam
13:30, 09/12/2020
QCVN 06:2020/BXD về an toàn cháy cho nhà ở: Bất cập tầng lánh nạn
11:00, 27/10/2020
QCVN 06:2020/BXD về an toàn cháy cho nhà ở: Chưa phù hợp thực tiễn
07:30, 07/10/2020
QCVN20 "gây khó" cho doanh nghiệp thép không gỉ?
04:23, 10/07/2020