Nhà thầu xây dựng lao đao vì nợ đọng

DIỆU HOA 29/12/2020 06:30

Vấn đề nợ đọng trong xây dựng cơ bản đến nay chưa có phương án khắc phục, cần quy định chủ đầu tư phải có bảo lãnh thanh toán cho triển khai dự án.

 Vấn đề nợ đọng trong xây dựng cơ bản không được khắc phục chính là sự bất bình đẳng giữa nhà thầu và chủ đầu tư (ảnh: Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1)

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam, từ năm 2016 - 2020, các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng đã có một sự chuyển đổi mạnh mẽ, từ các Tổng công ty quốc doanh dẫn đầu ngành thì nay những doanh nghiệp tư nhân với tiềm lực kinh tế lớn đã chiếm ưu thế trong mảnh công trình xây dựng dân dụng. Cùng với đó, ngành Xây dựng đã vươn lên tầm khu vực, xây dựng những tòa nhà "chọc trời", nằm trong top 10 công trình cao nhất thế giới mà không xảy ra bất kỳ tai nạn nào.

Tuy nhiên, ông Hiệp cho biết, một tình trạng đáng báo động là nợ đọng trong xây dựng cơ bản từ năm này sang năm khác vẫn diễn ra. Thời gian nợ dài ngắn khác nhau nhưng cũng có nhiều khoản kéo dài 10 - 12 năm. Không ít dự án thi công hoàn thiện, đưa vào sử dụng hết thời gian bảo hành chưa được thanh toán nợ.

"Thế nhưng tới nay vẫn chưa có phương án khắc phục, không có cơ quan chức năng nào đứng ra xử lý, lấy lại công bằng cho doanh nghiệp nhà thầu. Dù doanh nghiệp gửi đơn cầu cứu nhưng Thanh tra Chính phủ cũng im lặng không trả lời; Công tác thanh tra, kiểm tra chồng chéo, không đi đến hồi kết. Vấn đề nợ đọng trong xây dựng cơ bản không được khắc phục chính là sự bất bình đẳng giữa nhà thầu và chủ đầu tư" - ông Nguyễn Quốc Hiệp cho biết.

Đơn cử như trường hợp của Tổng Thầu EPC, đơn vị này nhận nhiệm vụ thi công dự án Nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh), dự án được khởi công trước Đại hội 11, thế nhưng đến nay trải qua 05 năm khánh thành, bàn giao cho chủ đầu tư, Tổng thầu này vẫn chưa được xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính.

Thậm chí, như trường hợp tại dự án Manhattan Tower 21 Lê Văn Lương (Hà Nội), đơn vị thi công dự án là Tổng Công ty Vinaconex đã phải "tháo chạy", thu hồi toàn bộ máy móc thi công vì chủ đầu tư 5 lần 7 lượt phớt lờ việc thanh toán theo tiến độ.

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, để bảo vệ nhà thầu khỏi những chủ đầu tư trên, Luật Xây dựng cần quy định chủ đầu tư phải có bảo lãnh thanh toán cho triển khai dự án. 

"Cụ thể, chủ đầu tư phải bảo đảm thanh toán hết cho các nhà thầu mới được đưa công trình vào vận hành, sử dụng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải từng bước chuyển sang cơ chế thị trường", ông Hiệp kiến nghị.

Có thể bạn quan tâm

  • Tổng thầu “chây ì” công nợ, nhà thầu phụ kêu cứu lên Bí thư Tỉnh ủy

    Tổng thầu “chây ì” công nợ, nhà thầu phụ kêu cứu lên Bí thư Tỉnh ủy

    11:01, 04/07/2020

  • VCG và mục tiêu TOP đầu doanh nghiệp xây dựng Việt Nam

    VCG và mục tiêu TOP đầu doanh nghiệp xây dựng Việt Nam

    18:32, 25/12/2020

  • Nhà thầu “khóc ròng”p/vì nợ đọng xây dựng cơ bản

    Nhà thầu “khóc ròng” vì nợ đọng xây dựng cơ bản

    12:10, 27/09/2018

  • Cần Thơ: nhà thầu “khóc ròng” vì nợ đọng xây dựng cơ bản.

    Cần Thơ: nhà thầu “khóc ròng” vì nợ đọng xây dựng cơ bản.

    16:42, 24/09/2018

  • Nhọc nhằn chuyện thu hồi công nợ

    Nhọc nhằn chuyện thu hồi công nợ

    00:00, 24/05/2013

DIỆU HOA