Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang dần thành hình
Sau gần 30 năm chờ đợi, với 20 đồ án quy hoạch “trôi trượt”, đến nay quy hoạch phân khu đô thị Sông Hồng đang dần thành hình.
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa ban hành kết luận về chủ trương chỉ đạo đối với đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000.
Xây dựng trục cảnh quan xanh, chỉnh trị dòng sông và đảm bảo sinh kế cho người dân là "ba bài toán khó nhất của quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng".
Mở rộng cơ hội đầu tư
Tham khảo, kế thừa những điểm phù hợp từ khoảng 20 đề án, dự án quy hoạch liên quan sông Hồng của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước trước đó (gồm cả của Hà Lan, Hàn Quốc), Quy hoạch dự kiến trải dài 40km hai bên bờ sông (từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở), với quy mô khoảng 11.000ha (trong đó sông Hồng chiếm 33% tổng diện tích), đất bãi sông chiếm khoảng 50% tổng diện tích và 1.190ha còn lại là khu vực đã xây dựng, khu dân cư…), thuộc 55 phường, xã và 13 quận, huyện dân số 280.000 đến 320.000 người (hiện trạng hơn 228.000 người).
Quy hoạch khi được phê duyệt, sông Hồng sẽ ở giữa thành phố. Việc hình thành con đường ven sông sẽ là điểm đột phá giúp cải thiện, nâng tầm cảnh quan không gian và phát triển đô thị mới, văn minh, hiện đại hơn; đồng thời, quỹ đất kinh tế sẽ mở rộng thêm gần 6.500ha, hàng loạt dự án mới sẽ được hình thành, triển khai, mở rộng cơ hội đầu tư cho hàng chục nghìn doanh nghiệp và tạo việc làm, sinh kế cho hàng triệu người dân.
Hà Nội đã, đang và sẽ còn nhiều tiềm năng đất đai và dư địa chính sách để mở rộng không gian kinh tế và khơi thông dòng vốn hàng chục, hàng trăm tỷ USD cả từ trong nước và nước ngoài.
Trục cảnh quan xanh
Mặc dù, các ý tưởng quy hoạch vừa được UBND TP Hà Nội công bố được nhiều chuyên gia đánh giá tính khả thi cao nhất bởi hai bên bờ sông Hồng trở thành trục cảnh quan xanh.
Song theo KTS Ngô Trung Hải, Phó chủ tịch Hội quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam, để các ý tưởng trong quy hoạch phân khu Sông Hồng trở thành hiện thực, thành phố cần giải quyết 3 bài toán: Thứ nhất, cải tạo lại toàn bộ không gian hai bên bờ sông Hồng thành trục cảnh quan, không gian văn hóa, lá phổi xanh. Thứ hai, thực hiện được mục tiêu chỉnh trị sông Hồng, phòng chống lũ kết hợp với hệ thống giao thông dọc, ngang kết hợp các tuyến đê và cầu. Thứ ba, đảm bảo cho người dân đang sinh sống ở dọc hai bên bờ sông có nơi sống tốt hơn, ổn định hơn, hạ tầng xã hội cũng như môi trường sống được cải thiện hơn.
Trong đó, về vấn đề cư dân hiện hữu ở khu vực ven sông, ông Hải cho biết nên xem xét các khu vực dân cư đang hiện hữu có thể giãn dân hoặc để nguyên không di dời, nhưng quan trọng nhất là không xây thêm các công trình cao tầng để kinh doanh. “Cần tập trung bổ sung, hoàn thiện các công trình thiết yếu, dân sinh qua đó nâng cao chất lượng sống của người dân” - vị chuyên gia cho biết.
Đặc biệt, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, TP đang nghiên cứu, xây dựng tích hợp cả quy hoạch đê điều, quy hoạch phòng chống lũ để từng bước giải quyết. Sau khi quy hoạch sông Hồng chính thức được phê duyệt, thành phố sẽ có phân loại danh mục công trình cơ sở để có chính sách phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
Quy hoạch sông Hồng: Đợi 20 năm, vội gì 6 tháng?
11:16, 22/03/2017
[eMagazine] Nhức nhối tình trạng chiếm đất ven sông Hồng
12:00, 28/03/2021
Cấp thiết quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (KỲ IV): Đừng để sửa sai
14:00, 18/03/2021
Loạt dự án dở dang của Tổng Công ty Sông Hồng
07:00, 18/03/2021
"Mẫu số" nào cho đô thị ven sông Hồng?
06:00, 16/03/2021
Cấp thiết quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (KỲ III): Không để thêm một lần lỗi nhịp
06:00, 13/03/2021
Cấp thiết quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (KỲ II): Mở ra “chân trời mới” cho Thủ đô
17:35, 12/03/2021
ĐIỂM BÁO NGÀY 12/03: Đô thị sông Hồng - động lực mới cho phát triển Thủ đô
06:03, 12/03/2021