Hòa Bình: Cận cảnh cụm công nghiệp Hòa Sơn vừa đưa ra khỏi quy hoạch
Dự án xây dựng cụm sản xuất công nghiệp và dịch vụ Vitaco tại xã Hòa Sơn (Lương Sơn - Hòa Bình) sau 13 năm vẫn "treo" và bị đưa ra khỏi quy hoạch.
Dự án xây dựng cụm sản xuất công nghiệp và dịch vụ Vitaco, Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Hoà Sơn - Lương Sơn tại thôn Cố Thổ, xã Hoà Sơn, huyện Lương Sơn do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển thương mại Việt Nam (Công ty Vitaco) đầu tư được triển khai công tác GPMB từ tháng 10/2007.
Thực hiện quyết định số 2572 và 2573 ngày 22/10/2007 của UBND tỉnh về thu hồi đất giao cho Công ty Vitaco thuê đầu tư 2 dự án trên, UBND huyện Lương Sơn đã ban hành Quyết định số 2006/QĐ-UBND ngày 4/12/2008 về việc phê duyệt dự toán bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Hòa Sơn và và Quyết định số 2029/QĐ-UBND ngày 9/12/2008 về việc phê duyệt dự toán bồi thường, hỗ trợ thực hiện dự án.
Tại Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 09/12/2015 của UBND tỉnh Hòa Bình, cụm công nghiệp Hòa Sơn và cụm công nghiệp và dịch vụ Vitaco nằm trong quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thuộc địa bàn huyện Lương Sơn.
Sau hàng thập kỷ "treo" vì nhiều lý do, đến tháng 4/2019, Sở Công Thương Hòa Bình đã tổ chức Hội nghị xem xét việc điều chỉnh và thống nhất báo cáo UBND tỉnh Hòa Bình về việc đưa ra khỏi quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 đối với cụm công nghiệp Hòa Sơn và cụm công nghiệp và dịch vụ Vitaco. Tuy nhiên, đến nay hiện trạng triển khai dự án ì ạch, các hạng mục theo quy hoạch vẫn nằm trên giấy.
Về lý do đưa Cụm công nghiệp Hòa Sơn ra khỏi quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, Sở Công thương tỉnh Hòa Bình cho biết do khu vực này cũng là nơi người dân địa phương tập trung sinh sống, gây nhiều khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của người dân nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa được hoàn thiện, gặp nhiều vướng mắc trong khâu xử lý hành chính.
Nhiều doanh nghiệp cũng không mặn mà đầu tư vào cụm công nghiệp như trước nên Ban quản lý cụm công nghiệp gặp khó khăn về tài chính cũng như công tác vận hành, liên kết giữa các cụm.
Được biết, việc hoàn trả ngân sách nhà nước tiền hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp do đơn vị chủ thầu Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển thương mại Việt Nam đảm nhận.
Về phía người dân tại khu vực quy hoạch dự án đã được đền bù GPMB khi thu hồi đất cho biết họ đều có chung câu hỏi sau khi được đưa ra khỏi quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hòa Bình dự án sẽ được chuyển đổi thành mô hình ra sao.
Dưới đây là một số hình ảnh tại dự án:
Có thể bạn quan tâm
Hệ lụy từ dự án treo Đà Nẵng (Bài 1): Nhiều thiệt thòi cho dân
07:35, 26/10/2021
Hà Nội khó thu hồi dự án treo
04:00, 08/09/2021
Đồng Nai: Loại các dự án treo ra khỏi quy hoạch
04:00, 23/08/2021
Hà Nội quyết thu hồi dự án treo
04:00, 20/08/2021
Doanh nghiệp cũng là nạn nhân của dự án treo
21:09, 29/06/2021