Hệ lụy từ dự án treo Đà Nẵng (Bài 1): Nhiều thiệt thòi cho dân

Diendandoanhnghiep.vn Sau một thời gian dài không triển khai các dự án, người dân tại Đà Nẵng mong muốn được thực hiện các quyền lợi trên chính thửa đất của mình nhằm an cư lập nghiệp.

Quy hoạch dự án gắn liền với sự phát triển của thành phố, tuy nhiên việc quy hoạch treo suốt nhiều năm đã khiến đời sống của nhân dân gặp nhiều vướng mắc.

Dân lãnh đủ!

Theo chủ trương của TP Đà Nẵng, dự án di dời ga đường sắt và tái phát triển đô thị là một trong số những dự án quan trọng về phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của địa phương trong hành trình đi lên. Do đó, các mục tiêu lớn này đã được xác định tại Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 16/10/2003.

Tuy nhiên, do vướng mắc về kinh phí cho nên hiện tại dự án này vẫn chưa triển khai thực hiện được. Cũng từ đó, sau gần 20 năm “treo”, dự án di dời ga đường sắt đã khiến người dân tại quận Liên Chiểu gặp nhiều khó khăn, trong đó trọng điểm là phường Hòa Khánh Nam.

Câu hỏi đặt ra liệu dự án này có được triển khai theo đúng với mục đích đề ra? Hoặc sẽ dừng lại để người dân được yên tâm an cư lập nghiệp? Hàng loạt câu hỏi vẫn ở đó nhưng dự án thì mãi “án binh bất động” khiến người dân lo càng thêm lo.

a

Vệc quy hoạch treo suốt nhiều năm đã khiến đời sống của nhân dân gặp nhiều bất cập.

Ông Nguyễn Thiện Sinh – Tổ trưởng tổ dân phố số 36 (phường Hòa Khánh Nam) cho hay khi biết tin Đà Nẵng có chủ trương quy hoạch khu vực trở thành ga đường sắt mới người dân địa phương rất ủng hộ. Thông qua nhiều cổng thông tin, người dân mong muốn sớm được di dời đi để ổn định cuộc sống, qua đó cũng góp được phần nào vào công cuộc phát triển chung của địa phương.

“Thế nhưng, sau gần 20 năm “treo” dự án cũng là chừng ấy thời gian sống trong đợi chờ mòn mỏi. Rất nhiều quyền lợi của người dân không thể thực hiện được trên chính thửa đất của mình như xây, sửa nhà cửa, vay vốn ngân hàng,... vì đang là vùng trong quy hoạch. Chưa kể đến, khu vực này hạ tầng rất lỗi thời nên mỗi khi tới mùa mưa bão lại càng thêm lo”, ông Sinh nói.

Không có cống thoát, nhà cửa sống cấp, gia đình nhiều thế hệ sống trong một diện tích chật hẹp,... là những áp lực đang đè lên người dân địa phương. Cũng theo ông Sinh, dù đã rất nhiều lần kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền nhưng nhu cầu chính đáng của người dân vẫn không được giải quyết. Do đó, người dân đang dần mệt mỏi với sự “ủng hộ” chủ trương.

Người dân sống lo lắng ngay trong chính ngồi nhà của mình khi hàng chục năm không đươc tu sửa.

Người dân sống lo lắng ngay trong chính ngồi nhà của mình khi hàng chục năm không đươc tu sửa.

“Đến hiện tại, người dân đã không còn sức để than nữa rồi. Nhân dân chỉ mong muốn sớm được dời đi hoặc có thể xây dựng hợp pháp để an cư lập nghiệp. Chỉ riêng tổ 36 đã có gần 200 hộ dân, cứ kéo dài lại gây ra nhiều sự bất ổn. Nếu được hãy có quyết định chắc chắn về thời gian triển khai dự án chứ đừng “treo” cả quyền lợi của nhân dân khiến đời sống càng thêm nhiều bất lực. Đó là còn chưa kể đến thành phố đang làm dự án đường vành đai phía Tây 2 vòng qua đây”, vị tổ trưởng này nói thêm.

Địa phương cũng khó

Sống trong chính ngôi nhà của mình, nhưng bà Đỗ Thị Châu – tổ dân phố số 37 (phường Hòa Khánh Nam) luôn trong trạng thái lo lắng bởi kết cấu nhà đã xuống cấp từ lâu. Theo bà Châu, mặc dù gia đình có đủ điều kiện để sửa chửa nhưng chẳng thể làm gì khác bởi ngôi nhà nằm trong vùng quy hoạch triển khai dự án ga đường sắt.

“Mùa hè thì oi bức, mùa mưa thì ngập úng khiến cuộc sống người dân tại đây gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, mỗi khi trời bão gia đình tôi phải di chuyển đến nhà người thân để tránh trú chứ ngôi nhà có thể sập bất cứ lúc nào”, bà Đỗ Thị Châu cho hay.

Trao đổi về những khó khăn của người dân nằm trong vùng quy hoạch dự án di dời ga đường sắt trên địa bàn, ông Thân Đức Minh – Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) cho rằng mức độ sự việc hiện tại không thể giải quyết ở tầm địa phương. Theo ông Minh, dự án di dời ga đường sắt hiện nay đều trông chờ vào sự quyết định của Trung ương thì những tồn tại mới có thể chấm dứt.

“Vừa rồi Thủ tướng Chính phủ có điều chỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, trong đó có phê duyệt di dời ga đường sắt đến địa bàn phường Hòa Khánh Nam. Thế nhưng, trong quyết định chính thức thì đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có quyết định hủy bỏ ga đường sắt. Nên khi chưa có quyết định hủy bỏ thì tất cả các công trình có trong dự án như nhà cửa cũng không được thực hiện quyền và nghĩa vụ như trong luật đất đai”, ông Thân Đức Minh cho biết.

Mặc dù chấp thuận chủ trương di dời để phát triển địa phương, thế nhưng các quyền lợi của người dân cũng bị

Mặc dù chấp thuận chủ trương di dời để phát triển địa phương, thế nhưng các quyền lợi của người dân cũng bị "treo" theo dự án.

Theo chia sẻ của Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam, tại dự án di dời ga đường sắt có đến 19 tổ dân phố của phường nằm trong vùng bị ảnh hưởng. Do đó, chỉ đến khi nào dự án di dời ga đường sắt chính thức bị hủy bỏ thì người dân mới được thực hiện và được thực hiện theo luật đất đai quy định.

“Thành phố không thể tự quyết định được thời gian di dời. Mặc dù biết rằng dự án này đã kéo dài từ năm 2004 đến bây giờ và mong muốn người dân là được triển khai hoặc hủy bỏ dự án để người dân được có quyền sử dụng. Tuy nhiên, mọi việc vẫn phải chờ thời gian tới”, ông Minh nói thêm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hệ lụy từ dự án treo Đà Nẵng (Bài 1): Nhiều thiệt thòi cho dân tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713946033 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713946033 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10