Bất động sản công nghiệp Hải Phòng: Điểm đến của các nhà đầu tư
Với vị trí và hạ tầng thuận lợi, Hải Phòng đang thuộc top đầu thu hút FDI cả nước, nhất là vốn FDI đổ vào thị trường bất động sản công nghiệp và là "địa chỉ đỏ" của các nhà đầu tư.
Có thể bạn quan tâm
KCN Việt Nam nhận bàn giao hai lô đất tại DEEP C Hải Phòng
16:20, 10/11/2021
Hải Phòng: Quận Ngô Quyền bị phê bình trong giải phóng mặt bằng dự án đầu tư công
18:17, 11/11/2021
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, quy hoạch TP Hải Phòng giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại, trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia.
Để chuẩn bị cho lộ trình này, Hải Phòng đang xúc tiến đầu tư xây dựng thêm 15 khu công nghiệp (KCN), tổng diện tích hơn 6.400 ha trong vòng 5 năm tới.
Theo đánh giá của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), Hải Phòng có tiềm năng lớn để phát triển BĐS KCN. Đây là “mỏ vàng” hấp dẫn các nhà đầu tư khai thác với đẩy đủ 5 loại hình giao thông, vị trí địa lý thuận lợi, cửa ngõ xuất nhập khẩu của khu vực phía Bắc. Hải Phòng cũng là tỉnh thu hút FDI thuộc top đầu cả nước, nhất là vốn FDI đổ vào các KCN, thị trường BĐS KCN do đó được kỳ vọng phát triển mạnh.
Theo dữ liệu của Savills Việt Nam: Trong năm 2020, tỷ lệ lấp đầy các KCN tại Hải Phòng là 73%; giá thuê đạt mức 96 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 3,2% so với năm 2019, cao hơn (Bắc Ninh 95 USD/m2), (Hưng Yên 83 USD/m2) và (Hải Dương 76 USD/m2). Dù giá thuê đang có chiều hướng tăng, nhưng dòng vốn đầu tư không ngừng đổ vào Hải Phòng.
Lý giải điều này, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho rằng: “Sự sôi động của thị trường, nhu cầu về BĐS công nghiệp tăng đột biến có thể được lý giải bằng sự phát triển tốt hơn của hạ tầng và khả năng tiếp cận địa điểm, hạ tầng giao thông…".
Có thể bạn quan tâm
Hải Phòng sẽ “dời đô” về trung tâm mới vào cuối năm 2025
10:35, 10/11/2021
Hội viên kỳ vọng gì ở Hiệp hội Logistics Hải Phòng?
09:13, 10/11/2021
Theo ông Nguyễn Thành Phương - Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Đỏ, xu hướng tăng giá này đã phản ánh đúng vấn đề cung cầu của thị trường. Tuy nhiên, chủ đầu tư hạ tầng cũng phải tạo ra và đóng gói các sản phẩm với chất lượng tương xứng, đặc biệt là quan tâm phát triển mô hình bất động sản công nghiệp kiểu mới.
Còn theo đánh giá của ông Koen Soenens - Giám đốc Kinh doanh và Marketing KCN DEEP C cho rằng, các đối tác nước ngoài khi tham gia vào xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư sẽ chú trọng đến việc tìm kiếm một địa điểm phù hợp, an toàn và lâu dài, bởi số vốn bỏ ra để dịch chuyển nhà máy là rất lớn, chi phí mặt bằng chỉ chiếm một phần nhỏ trong đó, nếu địa điểm đặt nhà máy có vấn đề thì hậu quả thực sự sẽ rất nặng nề.
Do vậy, nhiều KCN có chất lượng tốt ở Hải Phòng như DEEP C, Tràng Duệ, Nam Đình Vũ…vẫn đón những dự án mới, dù trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Hải Phòng hiện có sự đầu tư lớn cho hạ tầng giao thông, tạo nên chuỗi logistics hoàn thiện và trở thành một mắt xích trong chuỗi logistics toàn cầu với Cảng hàng không quốc tế Cát Bi và Cảng nước sâu quốc tế Lạch Huyện. Điều này giải thích cho sức hút ngày càng tăng của Hải Phòng đối với các nhà đầu tư FDI. Đơn cử, Tập đoàn LG từ đầu năm nay đã tăng vốn thêm 750 triệu USD (tháng 2/2021) và đến cuối tháng 8, tăng tiếp 1,4 tỷ USD nữa.
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Lê Trung Kiên – Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế (KKT) Hải Phòng cho biết: Các doanh nghiệp đã dự báo khả năng thu hút vốn FDI năm 2021 vào các KCN trên địa bàn có thể lên khoảng 5 tỷ USD. Trong đó, riêng Tập đoàn Sao Đỏ đăng ký thu hút đầu tư năm 2021 là 1 tỷ USD vào KCN Nam Đình Vũ; Công ty TNHH VSIP Hải Phòng đăng ký thu hút đầu tư năm 2021 từ 1 đến 1,5 tỷ USD (công nghiệp 500 triệu USD, BĐS 1 tỷ USD) vào KCN VSIP Hải Phòng; Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Hải Phòng (SHP) đăng ký thu hút đầu tư năm 2021 là 1 tỷ USD vào KCN Tràng Duệ. Để sẵn sàng cho việc đón các dòng vốn mới, Hải Phòng đang phát triển thêm 15 khu công nghiệp với diện tích 6.200 ha.
Ông Kiên cho biết thêm, hiện các KCN, KKT Hải Phòng đã đóng góp khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu và 70% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn địa phương. Hải Phòng đã thu hút được 570 dự án đầu tư, trong đó có hơn 400 dự án FDI vào các KCN, KKT, giải quyết việc làm cho khoảng 160.000 lao động (trong đó có 4.500 người là các chuyên gia, nhà quản lý, lao động nước ngoài).
Theo ông Nguyễn Thành Phương, Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Đỏ, các KCN của Hải Phòng cần tận dụng tốt hơn nữa ưu thế về thành phố cảng biển để xây dựng và đóng gói các sản phẩm gắn với logistics, tăng lợi thế thu hút đầu tư so với các địa phương khác. Đây cũng là những lưu ý cho các nhà đầu tư đang triển khai các KCN mới hoặc mở rộng quy mô của KCN hiện hữu tại Hải Phòng.
Theo bà Nguyễn Hồng Vân - Giám đốc thị trường Hà Nội của JLL Việt Nam đánh giá, khi BĐS công nghiệp đã phát triển, hình thái thị trường cao hơn, nhà xưởng xây sẵn sẽ trở thành xu hướng để phục vụ nhu cầu của các nhà đâu tư nhỏ và vừa, nhất là các doanh nghiệp vệ tinh của các tập đoàn đa quốc gia khi dịch chuyển sản xuất. Nhiều nhà đầu tư ở giai đoạn thăm dò thị trường thường có nhu cầu thuê nhà xưởng để bắt đầu hoạt động với quy mô nhỏ trước khi có quyết định đầu tư lâu dài và mở rộng sản xuất với việc mua đất để tự xây nhà xưởng.
Nắm bắt xu hướng này, DEEP C, hay KCN Nam Đình Vũ đã và đang triển khai xây dựng nhà xưởng xây sẵn để phục vụ các nhà đầu tư. Mới đây, Tập đoàn Sao Đỏ và BW Industrial chính thức khởi công và sẽ cung cấp 61.000 m2 nhà xưởng cho chính BW Industrial xây dựng và vận hành tại Nam Đình Vũ; Khu công nghiêp (KCN) Việt Nam, chủ đầu tư bất động sản (BĐS) công nghiệp hàng đầu Việt Nam vừa chính thức nhận bàn giao hai lô đất 23,2ha để xây dựng nhà xưởng tại KCN DEEP C Hải Phòng II.
Có thể bạn quan tâm