Vụ lừa đảo rúng động Alibaba và câu chuyện niềm tin trên thị trường bất động sản
Cuốn theo các cơn sốt đất, nhà đầu tư không tỉnh táo rất có thể trở thành nạn nhân những “dự án ma” như các khách hàng của Công ty địa ốc Alibaba.
>>> Bắt lãnh đạo Địa ốc Alibaba về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
>>> Tiếp tục đề nghị truy tố Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba
Mới đây, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố 23 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Alibaba.
Theo đó, Nguyễn Thái Luyện (cựu Chủ tịch HĐQT Cty Alibaba), Nguyễn Thái Lĩnh (cựu Tổng giám đốc Công ty Alibaba, em ruột Luyện) và 18 bị can khác, bị đề nghị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Quá trình điều tra bổ sung, Công an TP HCM xác định các bị can trong vụ án CEO Alibaba lừa đảo đã mua bán một số bất động sản và người chuyển nhượng có dấu hiệu trốn thuế.
2.600 khách hàng "dính bẫy”
Nhắc đến phi vụ lừa đảo "thế kỷ" của địa ốc Alibaba, giới đầu tư địa ốc vẫn không khỏi ngỡ ngàng khi hơn 2.600 khách hàng bị lừa tiền đặt cọc.
Tóm lược vụ án, Nguyễn Thái Luyện và đồng bọ đã mua gom đất nông nghiệp, sau đó vẽ dự án ảo, phân lô bán nền cho khách hàng. Dùng truyền thông để quảng cáo bán sản phẩm, không thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật về việc lập dự án, đăng ký với cơ quan quản lý đất đai để chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc tách thửa đất.
Ngoài ra, Luyện còn tạo ra giao dịch ảo để khách hàng tin tưởng là các dự án có đủ tính pháp lý, đủ điều kiện chuyển nhượng mà đồng ý mua. Nhằm đánh vào lòng tham của khách hàng, Luyện đã đưa ra thủ đoạn bán hàng: Cam kết mua lại với giá cao hơn từ 30% sau 12 tháng hoặc cao hơn từ 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền; hoặc thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng.
Với phương thức này, hầu hết khách hàng nhận chuyển nhượng đất dưới dạng nền thổ cư do Alibaba chào bán đều không nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dưới dạng thổ cư như cam kết khi đến hạn, mà sẽ được Công ty Alibaba chuyển sang hình thức trả lãi hoặc thu mua trở lại theo các hợp đồng quyền chọn hoặc phụ lục hợp đồng kèm theo.
Phương thức này cũng được Nguyễn Thái Luyện áp dụng với nhân viên bán hàng và ràng buộc họ bằng cách yêu cầu bỏ một ít tiền mua một lô đất, số còn lại trả chậm tùy theo quá trình làm việc.
Có thể bạn quan tâm |
Sau đó, biết Luyện tiếp tục yêu cầu họ tìm khách bán để gỡ gạc, từ đó biến những nhân viên này thành mắt xích trong hệ thống đa cấp, cho đến thời điểm bị bắt, số nhân viên trong các công ty của Luyện lên đến hơn 2.600 người, tổng nạn nhân của vụ án lên tới 5.700 người. Vụ án trên đã thực sự làm rúng động thị trường bất động sản.
Trên thực tế, trải qua nhiều đợt sóng, giai đoạn 2017 đến đầu năm 2019 được coi là giai đoạn tăng tốc của thị trường bất động sản. Theo đó, các nhà đầu tư bị cuốn theo các cơn sốt đất với phương châm chậm còn hơn không.
Mua bán sang tay giấy đặt cọc, giấy viết tay “nhan nhản” trên thị trường. Niềm tin và tiền bạc dễ dàng trao đi với những hợp đồng dân sự, để đến khi biết rằng lỡ mua phải dự án ma thì đã muộn.
Và câu chuyện đặt cọc mua bán đất
Sau vụ Alibaba, thực tế thị trường còn chứng kiến những “dự án ma” với quy mô nhỏ hơn nhưng cũng đủ để “náo loạn” một vùng. Trong đó, tại TP HCM, thủ đoạn này xuất hiện từ nhiều năm qua và đang gia tăng, diễn biến phức tạp ở các quận ven, huyện ngoại thành, kéo theo rất nhiều hệ lụy. Thế nhưng, các giải pháp ngăn chặn từ xa của chính quyền, cơ quan chức năng chưa thật sự hiệu quả, phần lớn chỉ can thiệp khi vụ việc đã xảy ra.
Theo các chuyên gia, từ vụ Alibaba cần làm rõ những vấn đề liên quan tới pháp lý và chỉ khi giải quyết được căn nguyên của pháp lý mới giải quyết vấn đề của thị trường, tránh việc hiểu lơ mơ nên quản lý không chặt chẽ như hiện nay.
Luật sư Trần Đức Phượng – Đoàn Luật sư TP HCM phân tích, trong pháp lý nhìn từ dự án Alibaba cho thấy vấn đề tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và quyền tài sản.
Trong đó luật phải làm rõ, thứ nhất, quyền sở hữu tài sản hiện có, thời điểm phát sinh quyền sở hữu, thời điểm bắt đầu thực hiện quyền sở hữu.
Thứ hai, chế độ pháp lý của tài sản hình thành trong tương lai là khi nào bắt đầu thực hiện quyền sở hữu, giới hạn quyền của chủ sở hữu, giới hạn trong giao dịch, chế độ pháp lý của quyền tài sản, khái niệm đặt cọc là gì phải làm rõ và đưa ra các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.
Thứ ba là vấn đề giao dịch dân sự có điều kiện. Vị Luật sư cho biết, hiện đang nhập nhèm trong hoạt động này như “giữ chỗ” mà không phải là “đặt cọc”. Trong khi đó, hệ thống pháp luật Việt Nam không có khái niệm "giữ chỗ". Điều này đồng nghĩa sẽ thiếu đi quy định hướng dẫn.
Luật sư Trần Đức Phượng nhấn mạnh, việc sửa đổi pháp luật phù hợp và khoa học mới có thể hướng tới sự phát triển bền vững, ổn định. Vụ việc của Công ty Alibaba là bài học để khắc phục những lổ hổng trong pháp lý về đất đai.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng khuyến cáo để tránh rơi vào cảnh bị lừa, trước khi đặt cọc người tiêu dùng phải tìm hiểu thật kỹ về chủ đầu tư xem dự án đã đủ điều kiện mua bán chưa.
Ngoài ra, còn đến thực địa xem và ít nhất công trình đã xây dựng xong phần móng và khi ký kết đặt cọc có ngân hàng nào bão lãnh cho chủ đầu tư về nghĩa vụ bàn giao nhà cho khách hàng hay chưa.
Có thể bạn quan tâm
CEO Alibaba lừa đảo hàng ngàn tỉ đồng: Có dấu hiệu trốn thuế
11:48, 29/01/2022
Địa ốc Alibaba đã lừa hơn 5.700 khách hàng thế nào?
03:30, 16/11/2021
[eMagazine] Địa ốc Alibaba đưa hàng nghìn bị hại… “sập bẫy”
04:30, 01/08/2021
Hơn 900 đơn tố cáo địa ốc Alibaba, “mất bò mới lo làm chuồng”!
09:05, 30/09/2019
Bắt lãnh đạo Địa ốc Alibaba về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
15:48, 18/09/2019