Siết chặt điều kiện tham gia đấu giá đất

PHƯƠNG UYÊN 02/04/2022 01:00

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa đề xuất trường hợp người tham gia đấu giá tự ý bỏ khoản tiền đặt trước và từ chối tham gia đấu giá trong thời gian 5 năm không được tham gia đấu giá quyền sử dụng đất.

>>> Linh động trong nâng cọc, giảm thời gian nộp tiền đấu giá đất

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Đây là nghị định thực hiện theo quy định 1 nghị định sửa 6 nghị định liên quan đến đất đai.

Trường hợp người trúng đấu giá phải trả lên tới hàng nghìn tỷ đồng, để huy động trong vòng 10 ngày là rất khó. (Ảnh: Lô đất đấu giá tại Thủ Thiêm).

Bộ Tài nguyên Môi trường đề xuất siết chặt các điều kiện tham gia đấu giá đất. (Ảnh: Lô đất đấu giá tại Thủ Thiêm).

Theo tờ trình, liên quan đến quy định đấu giá đất tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP tới đây cần bổ sung điều 17a quy định về xác định và phê duyệt giá khởi điểm của thửa đất đấu giá; điều kiện của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá; quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của người tham gia đấu giá.

Tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20ha; không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20ha trở lên. Phải nộp tiền đặt trước và có tài sản bảo đảm cho tổ chức đấu giá để đảm bảo năng lực tài chính thực hiện dự án khi trúng đấu giá theo phương án được phê duyệt.

Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá và người tham gia đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá. Trường hợp người tham gia đấu giá tự ý bỏ khoản tiền đặt trước và từ chối tham gia đấu giá thì sẽ phải bồi thường cho Nhà nước thêm một khoản tiền bằng giá trị tiền đặt trước.

Sau khi người tham gia đấu giá nộp đủ tiền bồi thường cho Nhà nước thì sẽ được nhận lại tài sản thế chấp. Trường hợp người tham gia đấu giá không nộp tiền bồi thường sẽ bị khấu trừ vào tài sản thế chấp.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp bỏ cọc đấu giá đất sẽ không được làm dự án trong 2 năm

    Doanh nghiệp bỏ cọc đấu giá đất sẽ không được làm dự án trong 2 năm

    16:15, 07/03/2022

  • Diễn biến mới vụ đấu giá đất Thủ Thiêm và câu chuyện "té nước theo mưa"

    03:00, 07/03/2022

  • "Khó” xử lý việc chậm nộp tiền trúng đấu giá đất

    03:50, 11/03/2022

Trường hợp người tham gia đấu giá tự ý hủy kết quả trúng đấu giá không có lý do chính đáng, ngoài tiền đặt trước, người tham gia đấu giá phải nộp khoản tiền tương đương 50% giá trị quyền sử dụng đất trúng đấu giá và các chi phí đấu giá vào tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Trước đó, Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ rà soát, kiến nghị sửa đổi Luật Đấu giá tài sản, các văn bản liên quan, trong đó có đấu giá quyền sử dụng đất.

Quy định phải nêu rõ việc xác định giá khởi điểm, tỷ lệ tiền đặt trước, tiền đặt cọc khi tham gia đấu giá, thời hạn nộp tiền trúng đấu giá, việc xử lý khi cuộc đấu giá có dấu hiệu bất thường; có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý các trường hợp trúng thầu, trúng đấu giá nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các cam kết. Cơ quan chức năng phải tiếp tục thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.

Thường vụ Quốc hội yêu cầu công khai, minh bạch thông tin quy hoạch sử dụng đất; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý nhà nước về đất đai, nhất là trong khâu lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất, "không để xảy ra tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm".

Trao đổi với PV, luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư Hà Nội) nhận định với các nội dung đang được đề xuất như cấm đấu giá trong 5 năm, phải bồi thường nếu tự ý bỏ cọc được thực thi sẽ chặn đứng các hành vi cố tình "thổi" giá trị bất động sản, làm lũng đoạn thị trường nhà đất.

Về khoản tiền đặt trước khi tham gia đấu giá tối thiểu 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá, số tiền này phải gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá mở tại ngân hàng là phù hợp, không trái với hệ thống pháp luật, tránh được tình trạng bỏ cọc như thời gian qua.

"Những nội dung trong dự thảo không trái với các đạo luật khác mà sẽ khắc phục được những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động đấu giá đất hiện nay", ông Tú nhấn mạnh.

Để bịt những lỗ hổng trên, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng các cơ quan cũng cần vào cuộc như Bộ Tư pháp tăng cường thanh tra việc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, xử lý trường hợp vi phạm, có yếu tố trục lợi. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo rà soát các tổ chức tín dụng cho nhà đầu tư vay tiền tham gia để đảm bảo an toàn tín dụng.

UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo làm tốt việc xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất bảo đảm sát giá thị trường; quản lý chặt hồ sơ; giám sát doanh nghiệp đấu giá tài sản; tăng quan hệ giữa tổ chức bán đấu giá với cơ quan công an để đảm bảo an ninh trật tự, đồng thời áp dụng linh hoạt hình thức đấu giá, mở rộng hình thức trực tuyến...

Có thể bạn quan tâm

  • CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN: Linh động trong nâng cọc, giảm thời gian nộp tiền đấu giá đất

    CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN: Linh động trong nâng cọc, giảm thời gian nộp tiền đấu giá đất

    05:00, 26/03/2022

  • “Trám lỗ hổng” trục lợi đấu giá đất

    “Trám lỗ hổng” trục lợi đấu giá đất

    13:00, 25/03/2022

  • "Tiến thoái lưỡng nan" vụ đấu giá đất Thủ Thiêm

    03:00, 22/03/2022

  • Nâng tỷ lệ cọc, rút ngắn thời gian nộp tiền có ngăn chặn được trục lợi đấu giá đất?

    Nâng tỷ lệ cọc, rút ngắn thời gian nộp tiền có ngăn chặn được trục lợi đấu giá đất?

    18:12, 16/03/2022

  • Siết lại quy định đấu giá đất

    Siết lại quy định đấu giá đất

    17:50, 16/03/2022

  • Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Đề xuất nộp tiền đấu giá đất trong 10 ngày

    Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Đề xuất nộp tiền đấu giá đất trong 10 ngày

    16:28, 16/03/2022

PHƯƠNG UYÊN