Khu vực Duyên hải Bắc bộ có thể trở thành đầu tàu phát triển kinh tế cả nước
“Chúng ta có thể kỳ vọng nền kinh tế Khu vực Duyên hải Bắc bộ trở thành đầu tàu về phát triển kinh tế của Việt Nam”.
>>>Bất động sản Duyên hải Bắc bộ 2022: Cơ hội lớn từ hội nhập
>>>Bất động sản Duyên hải Bắc bộ 2022: Nhiều xung lực để hồi phục và phát triển đột phá
Tiềm năng khu vực quốc tế
Tiến sỹ Phạm Anh Khôi – Kinh tế trưởng kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu thị trường Dat Xanh Services; CEO Công ty tài chính FINA dẫn chứng, một số vùng kinh tế Duyên hải mà rất liên quan đến khu vực kinh tế Duyên hải phía Bắc như: San Francisco Bay Area (US); Tokyo Bay (Nhật Bản); Greater Bay Area (China); Marina Bay Sands (Singapore). Đây là cơ hội đưa vùng kinh tế duyên hải phía Bắc của Việt Nam lên một tầm cao mới.
Theo ông Khôi, trên thế giới hiện có 2 xu hướng phát triển kinh tế gồm: Phát triển nền kinh tế xung quanh các khu đại đô thị sân bay, phát triển kinh tế xung quanh đại đô thị duyên hải. Như San Francisco Bay Area chiếm 2% - 3% GDP của nước Mỹ; Greater Bay Area chiếm 11% GDP của Trung Quốc… "Như vậy, chúng ta cũng kỳ vọng nền kinh tế khu vực duyên hải phía Bắc cũng có thể trở thành đầu tàu về phát triển kinh tế của Việt Nam. Tôi cũng đề xuất khu vực duyên hải phía Bắc nên cân nhắc phát triển thêm về tài chính, công nghệ".
Ông Khôi chia sẻ một số bài học rút ra về việc phát triển nền kinh tế duyên hải phía Bắc. Đó là phát triển có định hướng các vùng trọng điểm, tận dụng thế mạnh của các khu vực kinh tế đầu tàu (tam giác kinh tế Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng....) hỗ trợ các tỉnh/TP lân cận tăng kết nối giao thương, hoàn thiện chuỗi cung ứng.
Ngoài ra, cũng cần hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, ưu tiên các ngành công nghệ cao, công nghệ sạch. Trong thời gian vừa qua, các quỹ đầu tư quốc tế rất quan tâm đầu tư vào Việt Nam vì Việt Nam có một nền kinh tế phát triển rất nhanh, năng lực làm việc của các nhân viên ngành công nghiệp rất cao so với các nước khác trên thế giới mà chi phí rất rẻ.
>>>[TRỰC TIẾP] Diễn đàn Bất động sản Duyên hải Bắc bộ 2022: Chuyển mình đón sóng đầu tư
Cần những cú hích đồng bộ
Riêng về lĩnh vực BĐS, một trong những cơ chế xem xét đó là nên hoàn chỉnh quỹ tín thác BĐS để thu hút đầu tư, giảm thiểu đầu cơ vào BĐS trực tiếp. Đây là một vấn đề rất nhức nhối cho chính phủ Việt Nam và các cơ quan quản lý chính sách trong thời gian vừa qua.
"Một trong những lý do chính dẫn đền đầu cơ, phân lô bán nền đó là chúng ta không có thị trường dành cho các nhà đầu tư BĐS. Hiện có 2 thị trường phải tách bạch nhau ra, đó là thị trường sử dụng BĐS và thị trường dành riêng cho những người BĐS" - theo ông Khôi.
Xét về tình hình kinh tế trong thời gian tới, ông Khôi đánh giá rất cao thị trường tại Quảng Ninh và Hải Phòng. Đây là hai tỉnh vẫn trụ vững trong top 3 tăng trưởng kinh tế cao nhất qua hai năm COVID 2020-2021; công nghiệp và xây dựng đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Khu vực có mức tăng trưởng GDP khá so với cả nước. Đặc biệt, Hải Phòng là địa phương thu hút FDI thuộc top đầu cả nước, chủ yếu tập trung vào các KCN. Hiện tỷ lệ lấp đầy các KCN tại Hải Phòng khá cao (>90%) với mức giá thuê trung bình lên tới 96 USD/m2.
Ngoài ra, việc phát triển hạ tầng tại khu vực phía Bắc rất có tiềm năng; đặc biệt là hạ tầng ven biển được đẩy mạnh đầu tư trong những năm gần đây với hệ thống đường ven biển đều là động lực rất lớn cho phát triển công nghiệp, thu hút nhà đầu tư BĐS trong thời gian tới.
Về thị trường BĐS, phía Bắc còn dư địa phát triển cao với quỹ đất dồi dào, tỷ lệ lấp đầy khá tốt. KCN lớn Phía Bắc (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh) có khoảng 63,5 nghìn ha được đưa vào quy hoạch với 238 khu, cụm công nghiệp đã hoạt động và đang được xây dựng; với tỷ lệ lấp đầy 91.4%, giá thuê US $65 - US $260.
Liên quan đến thị trường BĐS công nghiệp, nổi bật là tỉnh Quảng Ninh với quy mô diện tích đạt 11,3 nghìn ha chiếm 18% nhờ tài nguyên khoáng sản như than đá, đá vôi... cùng hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ ở mọi loại hình; sau đó là Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng và Hà Nội.
Về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, đây cũng là thị trường nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư trong thời gian vừa qua. Cách đây khoảng 5 năm trước, thị trường BĐS nghỉ dưỡng chỉ tập trung chủ yếu tại Phía Nam thì 3 năm trở lại đây xuất hiện những khu vực bắt đầu phát triển mạnh tại Bắc Trung Bộ như: Quảng Ninh, Quảng Bình, Hòa Bình, Ninh Bình, Hải Phòng.
Về thị trường BĐS nhà ở, đây là một hệ quả của sự phát triển BĐS công nghiệp và do dòng tiền đổ về khu vực phía Bắc đã đẩy giá BĐS tại khu vực phía Bắc, đặc biệt là vùng duyên hải lên rất nhiều. Phần lớn thị trường BĐS khu vực duyên hải phát triển là thị trường đất nền chiếm tỷ trọng cao theo quy mô tổng sản phẩm.
"Chúng ta đang đứng trước một cơ hội rất lớn để biến khu vực duyên hải phía Bắc trở thành đầu tàu kinh tế của Việt Nam, tương tự như cách Trung Quốc biến khu vực duyên hải của họ và Mỹ biến vùng San Francisco Bay Area thành đầu tàu kinh tế. Ngoài ra, việc đầu tư vào hạ tầng BĐS nghỉ dưỡng, dân dụng chúng ta cũng cần phải cân nhắc phát triển cả về thị trường tài chính và thị trường về công nghệ ở khu vực này để đón làn sóng đầu tư sắp tới" - ông Khôi nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm