Bất động sản công nghiệp Việt Nam: Muốn hút vốn FDI phải tạo sự khác biệt

MAI AN 25/05/2022 08:06

Các chuyên gia cho rằng, thị trường BĐS công nghiệp đã phát triển nhanh trong các năm qua nhưng bối cảnh mới đòi hỏi nhiều sự khác biệt trong việc định hướng thu hút dòng vốn đầu tư vào nước ngoài.

>>Bất động sản công nghiệp kỳ vọng bứt tốc nhờ nối lại đường bay

Các khu công nghiệp cần hơn nữa những sự khác biệt để thu hút dòng vốn FDI

Trong báo cáo vừa công bố, Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) đã đưa ra nhận định rằng bất động sản công nghiệp đang hồi sinh cùng làn sóng đầu tư. 

VARS dẫn chứng Vinhomes IZ - Công ty con thuộc lĩnh vực bất động sản công nghiệp của Vinhomes đã tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 18.500 tỷ đồng chỉ trong 2 năm, gần gấp đôi con số 10.000 tỷ đồng được dự kiến trước đó.

Cùng đó, trong chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ mới đây cùa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, người đứng đầu Chính phủ đã có nhiều cuộc gặp với các doanh nghiệp lớn tại đây và đón nhận nhiều thông tin tích cực.

Có thể bạn quan tâm

  • Bất động sản công nghiệp kỳ vọng bứt tốc nhờ nối lại đường bay

    Bất động sản công nghiệp kỳ vọng bứt tốc nhờ nối lại đường bay

    05:00, 16/03/2022

  • Tương lai còn gọi tên cổ phiếu bất động sản công nghiệp

    05:00, 01/03/2022

Điển hình như việc Giám đốc điều hành Apple Tim Cook cho biết hãng mong muốn mở rộng chuỗi cung ứng, phối hợp với các doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia vào chuỗi giá trị của Apple.

VARs cũng cho rằng, quý 1/2022, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine cùng với chính sách "zero COVID" của Trung Quốc khiến nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng; chuỗi sản xuất đứt gãy, chi phí và thời gian vận tải tăng cao... Qua đó, thúc đẩy nhu cầu cao về kho bãi và nhà xưởng ngay tại các thị trường tiêu thụ, VARS nhận xét.

Các yếu tố cộng hưởng đang giúp Việt Nam trở thành một trong những điểm đến mới của các doanh nghiệp sản xuất đa quốc gia.

Một số ý kiến khác cũng cho rằng dòng vốn đầu tư nước ngoài đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ, trong đó xu hướng Trung Quốc +1 sẽ có những thay đổi khi Trung Quốc đang chuẩn bị đưa ra những gói kích thích kinh tế liên quan đến việc giảm thuế để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Tại Báo cáo thị trường bất động sản quý I/2022, Bộ Xây dựng cũng cho biết, một số dự án khu công nghiệp mới được chấp thuận đầu tư và triển khai thực hiện trong quý I/2022 trên địa bàn cả nước sẽ góp phần bổ sung nguồn cung cho thị trường trong tương lai.

Cho thấy những triển vọng tích cực của phân khúc này, Việt Nam cần chuẩn bị để đón xu hướng Trung Quốc +1.

Tuy nhiên, ở góc độ doanh nghiệp FDI, ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp KCN DEEP C, Việt Nam không nhất thiết cần phải cạnh tranh với Trung Quốc, mà nên tạo sự khác biệt với Trung Quốc.

Vấn đề mấu chốt là chúng ta "dọn tổ" ra sao để đón các đại bàng

Ông Bruno chia sẻ, DEEP C đã nhiều lần làm việc và thấy nhiều nhà đầu tư vào Trung Quốc, Việt Nam chỉ cần phần nhỏ trong đó thôi là đã đủ cho thị trường Việt Nam.

“Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng tốt và ổn định. Việt Nam không cần phải cạnh tranh với Trung Quốc và hãy có điểm nhấn riêng. Việt Nam hiện đang có chi phí logistics cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nên chăng, Việt Nam chỉ cần thay đổi điều đó thì chúng ta hoàn toàn có thể cạnh tranh tốt với Trung Quốc”, ông Bruno nhấn mạnh.

Cùng góc nhìn tích cực về thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, bà Somhatai Panichewa, Tổng giám đốc điều hành Amata Vietnam cũng cho rằng để đón dòng vốn mới, chất lượng, thì Chính phủ Việt Nam và các địa phương nơi có dự án khu công nghiệp cần đẩy mạnh hoàn thiện hạ tầng giao thông và tăng tính kết nối, đặc biệt là các khu vực còn quỹ đất rộng – nhưng lại chủ yếu ở khu vực còn nhiều khó khăn.

Bà Amata bày tỏ không có nghi ngờ gì về việc dòng vốn đầu tư nước ngoài lớn đang và sẽ tiếp tục vào Việt Nam. Song, vấn đề cốt yếu là chúng ta phải dọn dẹp sạch sẽ ngôi nhà của mình như thế nào để sẵn sàng đón khách. Trong đó, với việc có một hành lang pháp lý rõ ràng, nhất quán là điều quan trọng để giữ chân các nhà đầu tư đang quan tâm đến thị trường Việt Nam.

Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cũng cho rằng, bên cạnh chính sách từ Nhà nước, các chủ đầu tư khu công nghiệp cũng cần tiếp tục tìm kiếm các đối tác để hợp tác phát triển trong khi chờ đợi cơ chế mới, cùng với đó là phát triển quỹ đất sạch không chỉ tại những địa phương công nghiệp phát triển như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…, mà còn ở những thị trường tiềm năng như Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh...

"Trên thực tế, các tập đoàn lớn hướng đến làm việc với các địa phương về những dự án quy mô lớn và mang tính quy hoạch chung cho địa phương đó. Bởi vậy, các chủ đầu tư cần có những chiến lược thu hút đầu tư sáng tạo hơn so với các phương thức truyền thống" - bà Trang Bùi cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Cơ hội cho bất động sản công nghiệp vùng Duyên hải Bắc Bộ

    Cơ hội cho bất động sản công nghiệp vùng Duyên hải Bắc Bộ

    01:00, 24/04/2022

  • Bất động sản công nghiệp tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

    Bất động sản công nghiệp tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

    14:00, 23/04/2022

  • Sonadezi đạt Top 10 Công ty bất động sản công nghiệp uy tín năm 2022

    Sonadezi đạt Top 10 Công ty bất động sản công nghiệp uy tín năm 2022

    07:39, 23/04/2022

  • Bất động sản công nghiệp Hải Phòng: “Mỏ vàng” hấp dẫn nhà đầu tư

    Bất động sản công nghiệp Hải Phòng: “Mỏ vàng” hấp dẫn nhà đầu tư

    11:00, 22/04/2022

MAI AN