Doanh nghiệp bất động sản vẫn khó tiếp cận vốn ngân hàng
Hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn đối diện với áp lực tài chính từ các khoản đầu tư trước đây. Trong đó, 70% doanh nghiệp cho biết, các chính sách về nguồn vốn chưa thực sự phát huy hiệu quả.
>>Chung cư The Nine 2 năm liên tiếp được vinh danh Dự án đáng sống
Dựa trên kết quả khảo sát từ Hội môi giới bất động sản (BĐS) Việt Nam (VARS), hơn 500 doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh dịch vụ BĐS cho biết, nguồn vốn vẫn là khó khăn dai dẳng, đeo bám nhiều doanh nghiệp. Trong đó, 70% doanh nghiệp cho biết, các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn chưa thực sự phát huy hiệu quả.
VARS cho biết, trong bối cảnh “khủng hoảng” niềm tin của người mua và nhà đầu tư, các doanh nghiệp địa ốc chủ yếu vẫn phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng nhằm duy trì hoạt động.
Dù NHNN đã có nhiều nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các đợt điều chỉnh về lãi suất, các gói tín dụng ưu đãi… nhưng doanh nghiệp và ngân hàng vẫn khó gặp nhau.
Theo phân tích của GS.TS. Hoàng Văn Cường, hiện tại, các doanh nghiệp BĐS cần được “bơm” vốn dài hạn. Tuy nhiên, do các chính sách kiểm soát tín dụng cho BĐS thời điểm trước đó, kèm theo là các khoản nợ cũ chưa được thanh toán dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng bởi chưa đủ điều kiện vay.
Bên cạnh đó, khi BĐS ế ẩm, thanh khoản kém thì người mua nhà cùng nhà đầu tư cũng chưa đặt niềm tin vào thị trường, do vậy ngân hàng cũng khó đặt niềm tin vào các doanh nghiệp BĐS. Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có hướng dẫn chính thức nào để ngân hàng dựa vào và đánh giá giá trị thực cho các dự án được sử dụng làm tài sản thế chấp.
Ngoài ra, vốn trái phiếu cũng bị “nghẽn” sau giai đoạn khủng hoảng từ cuối năm ngoái và đầu năm nay. Do đó, niềm tin của nhà đầu tư vào trái phiếu BĐS vẫn chưa có sự hồi phục rõ rệt, khiến việc huy động vốn từ kênh này còn nhiều khó khăn.
>>Trải nghiệm đáng sống tại Starlake Tây Hồ Tây
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Hoang D.Quan – Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần quản lý quỹ Amber (AFM), Chủ tịch Quỹ A+ cho biết, thị trường BĐS hiện vẫn còn nhiều yếu tố khó khăn, trong đó, khó khăn về nguồn vốn được xem là một trong những vấn đề then chốt.
Thực tế, doanh nghiệp rất cần vốn từ ngân hàng để nhà đầu tư và người mua dựa trên cơ sở đánh giá tín nhiệm của doanh nghiệp.
Do vậy, để doanh nghiệp tiếp cận được vốn tín dụng từ ngân hàng, GS.TS. Hoàng Văn Cường cho rằng, đối với quy trình, thủ tục và điều kiện cho vay thì cần đưa ra các tiêu chí rõ ràng về đánh giá tài sản và đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp, bao gồm cả nghĩa vụ của các bên.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp BĐS hấp thụ được các nguồn vốn mới, ông Nguyễn Văn Đính kiến nghị, những vấn đề của thị trường cần được giải quyết một cách triệt để. Ngoài những nguồn tài chính như tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp, cần có cơ chế và chính sách để phát triển cũng như đảm bảo vận hành hiệu quả các nguồn vốn từ sản phẩm tài chính khác (quỹ đầu tư BĐS - REIT, Quỹ tiết kiệm nhà ở, chứng khoán hóa BĐS...), hay các kênh khác (đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài).
Đồng thời, bên cạnh việc bảo vệ nhà đầu tư cá nhân trên thị trường tài chính nhiều rủi ro, các cơ quan chức năng cần có những chính sách bảo vệ chính các doanh nghiệp bất động sản làm ăn chân chính. Nguồn vốn cần được khơi thông cho mọi ngành nghề trong nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực BĐS.
Có thể bạn quan tâm
Tháo điểm nghẽn pháp lý bất động sản
16:28, 26/09/2023
Sửa Luật Kinh doanh bất động sản: Có nên thể chế hóa condotel?
04:00, 26/09/2023
Sở hữu bất động sản theo nhu cầu thật bằng dự án giá trị thật
14:14, 25/09/2023
Thị trường bất động sản mới phục hồi khoảng 30%
05:00, 25/09/2023
Thị trường bất động sản đang trạng khan hiếm nguồn cung nhà ở xã hội
03:43, 25/09/2023