Trao quyền cho phụ nữ giúp kinh doanh bền vững hơn
Thúc đẩy cơ hội bình đẳng cho lao động nữ và nam trong doanh nghiệp góp phần phát huy sức sáng tạo, thế mạnh, tăng năng suất lao động, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Đó là nhận định của bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân Nữ Việt Nam tại Diễn đàn "Doanh nghiệp hỗ trợ các Nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ" do Hội đồng Doanh nhân Nữ Việt Nam phối hợp cùng Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức mới đây.
Theo nghiên cứu của McKinsey thực hiện năm 2015, phụ nữ đóng vai trò bình đẳng trong thị trường lao động, có thể giúp GDP hàng năm của toàn cầu tăng thêm tới 28.000 tỷ USD vào năm 2025. Các nghiên cứu hiện nay cũng chứng minh rằng, tính đa dạng về giới giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, cho thấy lợi ích cá nhân và lợi ích chung có thể song hành.
Có thể bạn quan tâm
Nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tăng 11 bậc trong Top 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới
10:10, 06/12/2018
Sếp Facebook: Cứ 5 phụ nữ Việt Nam thì có 4 người muốn khởi nghiệp
04:18, 29/10/2018
Giải pháp vận tải sử dụng AI chiến thắng tại cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp
04:16, 25/10/2018
"Vua hồ tiêu" Việt Nam viết gì về phụ nữ?
05:00, 19/10/2018
Số liệu từ Tổng Cục thống kê, tại Việt Nam cho thấy, phụ nữ chiếm 48% lực lượng lao động của cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản ảnh hưởng tới sự tham gia và tiếp cận bình đẳng của phụ nữ tới các cơ hội kinh tế như tình trạng phụ nữ thường chịu trách nhiệm về công việc chăm sóc không được trả lương, giờ làm việc không linh hoạt, khoảng cách về giới trong thu nhập cũng như thiếu hụt trong bảo trợ xã hội và bảo hiểm sức khỏe.
Chia sẻ rõ hơn về những rào cản ảnh hướng đến phụ nữ, bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng Văn phòng UN Women tại Việt Nam cho biết, tại Việt Nam giữa nam và nữ còn nhiều khoảng cách. Ví như, cùng một công việc, phụ nữ được trả lương thấp hơn so với nam giới; phụ nữ bị từ chối 77 ngành nghề theo quy định của Luật Lao động; tình trạng quấy rồi tình dục còn nhiều; phụ nữ chịu gánh nặng công việc, chăm sóc gia đình lớn gấp 3 lần nam giới. Hơn nữa, khoảng cách về giới trong cách doanh nghiệp có nữ vận hành từ 21-31%; phần lớn nữ làm chủ ở doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chỉ 1% nữ làm chủ trong các doanh nghiệp lớn. Tức hiện phụ nữ chưa hiện diện nhiều trong các doanh nghiệp, nhất là làm lãnh đạo.
Theo UN Women, có 7 nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ, gồm: Lãnh đạo thúc đẩy bình đẳng giới; Bình đẳng cơ hội, đảm bảo sự tham gia và không phân biệt, đối xử; Sức khỏe, an toàn và không bạo lực; Giáo dục và đào tạo; Các hoạt động phát triển doanh nghiệp, chuối cung ứng và Marketing; Sự tham gia và lãnh đạo của cộng đồng; Minh bạch, đánh giá và báo cáo.
“Việc tạo điều kiện cho phụ nữ làm việc là đầu tư. Còn nếu trao quyền kinh tế cho phụ nữ là chiến lược thông minh. Thực tế, những doanh nghiệp có nữ tham gia ở cấp cao thì thấy doanh nghiệp đó phát triển tốt”, bà Elisa Fernandez Saenz khẳng định.