PCI thúc đẩy những mô hình cải cách
Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Trưởng Ban chỉ đạo PCI, bảng xếp hạng PCI không phải là đích đến mà là phép thử, thúc đẩy những mô hình cải cách được lan toả.
Sáng nay (ngày 28/3), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Viện trợ Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố báo cáo đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tình (PCI 2018).
Tại Lễ công bố Báo cáo, VCCI đã trao kỷ niệm chương cho các tỉnh có thành tích đứng đầu bảng xếp hạng PCI 2018. Theo đó, Quảng Ninh tiếp tục đứng “ngôi vương” với 70,36 điểm, tiếp theo ở vị trí thứ hai là tỉnh Đồng Tháp với 70,19 điểm. Long An và Bến Tre là hai tỉnh giữ vị trí thứ 3 và 4 trên bảng xếp hạng, hai địa phương này đều tăng 1 bậc so với xếp hạng năm 2017.
Kết quả của PCI qua 14 năm cho thấy, xu hướng hội tụ điểm số PCI giữa các tỉnh cho thấy, khoảng cách giữa tỉnh đứng cuối và tỉnh đứng đầu về cả điểm số PCI và PCI 14 năm qua ngày càng thu hẹp.
“Trong khi những cải thiện nhanh chóng của nhóm tỉnh đứng cuối là tín hiệu đáng mừng, thì sự chững lại của nhóm tỉnh đứng đầu PCI lại là điều đáng lo ngại. Những tỉnh đứng cuối đang có lợi thế của “người đi sau” khi có thể tham khảo và áp dụng những cách làm hay, thực tiễn tốt sẵn có từ những tỉnh nhóm trên để cải thiện môi trường kinh doanh tại địa phương mình”, ông Đậu Anh Tuấn, Giám đốc dự án PCI cho biết.
Có thể bạn quan tâm
PCI 2018: Quảng Ninh vẫn giữ ngôi đầu, Hải Phòng bật khỏi TOP 10
10:48, 28/03/2019
PCI 2018: Ba khó khăn "nổi cộm" với doanh nghiệp dân doanh
10:45, 28/03/2019
PCI 2018 chỉ ra 2 xu hướng đáng lo ngại trong môi trường kinh doanh Việt Nam
09:56, 28/03/2019
PCI 2018: Cải cách mùa vàng ở địa phương và những chùm quả ngọt của khu vực tư nhân!
09:34, 28/03/2019
PCI 2018: Quảng Ninh tiếp tục giành "ngôi vương"
09:30, 28/03/2019
PCI 2018: Cảm hứng và áp lực cải cách ở địa phương
07:00, 28/03/2019
Cùng với đó, những tỉnh đứng đầu sau khi đã triển khai nhiều sáng kiến ở những khâu dễ cải cách như đăng ký doanh nghiệp, dường như lại vấp phải hiện tượng “đụng trần thể chế” nên khó có thể triển khai các sáng kiến để tăng tốc cải cách.
Tuy nhiên, theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Trưởng Ban chỉ đạo PCI, bảng xếp hạng PCI không phải là đích đến mà là phép thử, thúc đẩy những mô hình cải cách được lan toả.
“PCI là nền tảng để thúc đẩy cải cách. VCCI sẽ tiếp tục phát động phong trào mỗi địa phương một cải cách để các địa phương cùng chia sẻ cho nhau nghe, nhân rộng những mô hình mới. VCCI cũng sẽ tiếp tục làm việc với các địa phương phân tích sâu hơn các chỉ số của từng địa phương thúc đẩy cải cách bứt phá theo yêu cầu của Chính phủ”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng PCI 2018 là Đồng Tháp, một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, năm nay tiếp tục phá vỡ kỷ lục của chính mình khi đạt 70,19 điểm và xác lập năm thứ 11 liên tiếp nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng đầu PCI cả nước.
Theo đó, năm 2018, có tới 92% doanh nghiệp tham gia Điều tra PCI tại Đồng Tháp đánh giá cán bộ có thái độ thân thiện trong quá trình giải quyết công việc, 90% nhận thấy cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả - hai chỉ tiêu này của Đồng Tháp cao nhất cả nước. Đồng thời, các doanh nghiệp doanh Đồng Tháp cho biết đang được hoạt động trong môi trường kinh doanh bình đẳng nhất so với các tỉnh, thành phố khác.
Vị trí thứ trong bảng xếp hạng PCI 2018 thuộc về tỉnh Long An. Trước đó năm 2017 Long An xếp vị trí thứ 4.
Năm 2018, Long An đã có cải thiện đáng kể trong việc tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và tạo thuận lợi về tiếp cận đất đai và sử dụng đất ổn định cho các doanh nghiệp dân doanh.
PCI 2018 chứng kiến vị trí thứ tư thuộc về tỉnh Bến Tre. Theo cộng đồng doanh nghiệp đánh giá, Bến Tre đã có cải thiện tích cực về nỗ lực cải cách hành chính và tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Kết quả của PCI qua 14 năm cho thấy, có cải thiện đáng kể về chất lượng điều hành kinh tế theo thời gian. Năm 2018, tỉnh trung vị có điểm số PCI là 61,76, mức điểm cao nhất kể từ khi bắt đầu dự án PCI đến nay.