Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi: Nâng tuổi nghỉ hưu tạo gánh nặng cho doanh nghiệp
Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi, tuy nhiên nhiều quy định trong Dự luật lại đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ doanh nghiệp và người lao động.
Đặc biệt là việc tăng tuổi nghỉ hưu cho người lao động đã gặp nhiều phản đối.
Dự luật nêu rõ: Kể từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ cho đến năm 2028 thì lao động nam đủ 62 tuổi và đến năm 2035 lao động nữ đủ 60 tuổi.
Có thể bạn quan tâm
Dự thảo Luật Lao động sửa đổi: Ngày nghỉ thực hiện quyền công đoàn tạo "gánh nặng" cho doanh nghiệp
06:49, 14/08/2019
Dự thảo Luật Lao động sửa đổi: VCCI và 6 Hiệp hội khẩn thiết gửi kiến nghị tới Quốc hội và Chính phủ
16:38, 13/08/2019
Dự thảo Luật Lao động sửa đổi: Doanh nghiệp “một cổ ba tròng”
04:50, 12/08/2019
Dự thảo Luật Lao động sửa đổi "khoá chân" doanh nghiệp
18:14, 08/08/2019
Tại hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Lao động sửa đổi diễn ra ngày 15/8 mới đây, nhiều đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp đã nêu lên ý kiến không đồng tình với việc nâng độ tuổi nghỉ hưu cho người lao động. Phần lớn cho rằng việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tạo thêm gánh nặng cho cho doanh nghiệp về những khoảng chi phí không đáng có, doanh nghiệp phải chịu nhiều khoảng chi phí để duy trì việc trả lương cho những lao động đã quá tuổi, không đủ sức để làm việc.
Đại diện nhà máy bia Heniken nói rằng, chúng ta phải đứng trên góc nhìn chung giữa người lao động và người sửa dụng lao động. Công nghệ thay đổi liên tục cả lao động nam và lao động nữ khó thay đổi để cống hiến cho doanh nghiệp. Cần đào tạo phát triển cho người lao động trẻ, nếu như những người quá tuổi lao động vẫn ngồi đó thì những người lao động trẻ rất khó phát triển đi lên đi lên. Về khía cạnh năng suất lao động, người lao động lớn tuổi sẽ không còn đáp ứng đủ năng suất cho doanh nghiệp, đồng thời tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Đồng thời người lao động cũng không còn nhiệt huyết đối với công việc của mình.
Cùng ý kiến, ông Nguyễn Thanh Ngọc - đại diện Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam cũng cho rằng, việc nâng tuổi nghỉ hưu là không nên. Theo ông Thanh, người lao động trẻ của chúng ta còn thất nghiệp rất nhiều, phải đi làm thuê ở các nước bạn, cần phải tạo điều kiện để lao động trẻ được làm việc trong nước. Nên giữ nguyên độ tuổi như cũ để lao động trẻ có thêm cơ hội để tiếp cận được với việc làm, giữ nguồn lao động cho quốc gia. Trong vòng vài năm tới, khi mà khoa học kĩ thuật phát triển thì tỉ lệ thất nghiệp sẽ còn tiếp tục tăng lên.
Ông Thanh khẳng định: “Nếu muốn sửa đổi Bộ luật, cần phải trưng cầu dân ý”.
Trả lời những câu hỏi liên quan đến việc nâng độ tuổi nghỉ hưu, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI cho rằng việc nâng độ tuổi nghỉ hưu không phải là áp dụng cho tất cả các ngành nghề, mà sẽ có những quy định cụ thể. Ban soạn thảo cũng đã trình Quốc Hội để có những phân tích tránh hiểu nhầm cho doanh nghiệp.